50 mẹo SEO tốt nhất dành riêng cho blogger – Cập nhật

mẹo seo dành cho blogger

Nhớ lại cách đây 3 năm khi mà Ngọc mới bắt đầu viết những dòng chia sẻ đầu tiên trên blog, vào thời điểm đó SEO là một cái gì đó quá cao siêu.

Lúc đó Ngọc đã từng tưởng rằng để làm SEO thì cần phải đi học, phải là một chuyên gia, và SEO không dành cho những người… bình thường!

Có phải là như vậy?!?!

Khái niệm về SEO có lẽ đã bị nhiều “chuyên gia” đẩy lên ở một tầm quá cao, họ đưa quá nhiều yếu tố kỹ thuật vào và làm cho những người mới bắt đầu viết blog cảm thấy SEO như một lĩnh vực không dành cho người vớ vẩn!

Sai, tất cả những điều đó hoàn toàn sai lầm! Và nếu bạn đang bị các “chuyên gia” cố tình “lừa dối” bạn về SEO thì bạn cần đọc bài này!

Ngọc sẽ viết nó cho bạn, bằng cách đặt chính bản thân Ngọc vào khoảng thời gian 3 năm trước đây khi mà Ngọc còn không biết SEO là viết tắt của từ gì!!!

Và bạn hãy tin Ngọc đi, nếu bạn đang viết blog và bạn đang muốn tìm hiểu về SEO thì hãy bỏ qua hết những khái niệm như kiểu như thế này đi:

 SEO (Viết tắt từ Search Engine Optimization)  các giải pháp thiết kế và tối ưu thông tin để giúp Website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm (Search Engine) kết hợp với các phương pháp Marketing Online giúp nâng cao thứ hạng kết quả tìm kiếm trên các cỗ máy tìm kiếm như Google, Youtbe, Facebook…..

Nó chẳng giúp ích gì cho bạn đâu, nó chỉ làm cho bạn rối lên mà thôi! Chúng ta bắt đầu nhé!

50 mẹo SEO dành cho blogger

Ngọc sẽ chia 50 mẹo SEO này ra thành 5 mảng chính, và bạn chỉ cần thực hiện như thế thôi là đủ lắm rồi!

Nội dung bài viết:

  1. Vấn đề hosting & kỹ thuật
  2. Giao diện blog (theme)
  3. Công cụ phân tích SEO & Plugins
  4. Tối ưu SEO cho bài viết
  5. Bố cục và điều hướng blog

Vấn đề hosting (lưu trữ blog) & kỹ thuật

#1. Hosting: Chọn và sử dụng một hosting có chất lượng tốt sẽ làm tăng tốc độ tải trang, giảm thời gian phản hồi và từ đó tăng yếu tố xếp hạng, cải thiện trải nghiệm người dùng.

Hosting là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến vấn đề SEO. Ngọc khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ hosting của HawkHost để bắt đầu một blog (chọn location tại Hong Kong hoặc Singapore) hoặc sử dụng hosing của Azdigi (Ngọc đang dùng tại đây) để cho tốc độ load nhanh nhất nếu đối tượng độc giả bạn hướng tới tại Việt Nam.

#2. Luôn luôn lưu trữ blog trên host riêng: Có rất nhiều dịch vụ cho phép bạn tạo một blog miễn phí, nhưng chắc chắn Ngọc dám khẳng định rằng nếu bạn muốn viết blog chuyên nghiệp, muốn phát triển blog thành một thương hiệu, một doanh nghiệp online và bạn thật sự quan tâm đến SEO thì hãy lưu trữ blog của bạn trên host riêng!

#3. Chọn chủ đề cho blog: Chọn chủ đề cho blog luôn luôn là yếu tố quyết định sự thành bại của sự phát triển blog sau này. Với tất cả kinh nghiệm, Ngọc khuyên bạn nên tập trung vào 1 chủ đề mà bạn yêu thích nhất. Ôm đồm quá nhiều chủ đề cho một blog chắc chắn công việc SEO cũng như xếp hạng tìm kiếm sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Các công cụ tìm kiếm và đặc biệt là Google luôn đánh giá cao những blog có chủ đề độc đáo, cụ thể. Ở góc độ người dùng, đọc giả cũng sẽ dễ nhớ đến bạn, một blogger có thương hiệu cá nhân, dẫn đầu trong một lĩnh vực hơn thay vì không lĩnh vực nào ra lĩnh vực nào. Họ sẽ bị rối!  😕

#4. Tên miền: Nếu có thể đưa được từ khoá vào tên miền là tốt nhất, còn không hãy chọn một tên miền theo nguyên tắc dễ nhớ, ngắn gọn, toát lên thương hiệu cá nhân của bạn. Ưu tiên và cố gắng chọn đuôi tên miền .COM/.NET hoặc có thể lựa chọn tên miền quốc gia như .VN

#5. Có nên sử dụng tiền tố www? Cá nhân Ngọc không thích dùng tiền tố www trước tên miền vì đơn giản thích sự ngắn gọn. Ngoài ra có www hay không hoàn toàn không ảnh hưởng đến SEO. Nếu bạn muốn thay đổi từ có tiền tố www sang không có hãy dùng phương pháp chuyển hướng 301 (Permanent Redirect)

#6. HTTP & HTTPS: Giao thức https chắc chắn sẽ là giao thức chuẩn và luôn được Google đánh giá, xếp hạng cao hơn. Thông thường để sử dụng giao thức https bạn cần mua chứng chỉ SSL, tuy nhiên nếu bạn đang có ý định tạo một website/blog mới thì hãy xem ngay bài viết này để biết cách cài đặt, kích hoạt giao thức https miễn phí.

#7. Chọn nền tảng CMS tốt nhất: CMS còn được hiểu là hệ thống quản trị nội dung, hiện nay có rất nhiều CMS để bạn viết blog. Tuy nhiên hãy chọn WordPress, vì đây là một mã nguồn mở được nhiều người sử dụng nhất (27% trên tổng số website tính đến thời điểm hiện tại).

WordPress cũng đã được chứng minh là một CMS hỗ trợ SEO tốt nhất, có một cộng đồng sử dụng đông đảo nhất. WordPress cũng là một mã nguồn được cập nhật thường xuyên nhất từ đó mức độ bảo mật cũng rất an toàn.

#8. Sub-Domain & Sub-Directory:

  • Một sub-domain thường có dạng: blog.ngocdenroi.com (đây là còn được gọi là tên miền con)
  • Một sub-directory thường có dạng: ngocdenroi.com/blog (đây còn được gọi là một chuyên mục con)

Vậy sub-domain hay sub-directory sẽ là tốt nhất cho SEO? Câu trả lời là tuỳ vào mục đích SEO của bạn, nếu bạn đang muốn xây dựng một lĩnh vực mới (ví dụ như một khoá học, một chương trình huấn luyện, một dịch vụ mới..) thì lựa chọn sử dụng một sub-domain sẽ có lợi hơn. Google sẽ coi sub-domain như một website riêng có XML sitemap riêng.

Còn nếu bạn muốn gia tăng thứ hạng của blog hiện tại thì lựa chọn sub-directory sẽ tốt hơn cho công việc SEO.
[Về đầu trang ↑]

Giao diện (theme)

#9. Theme tại sao quan trọng với SEO: Khi mới bắt đầu viết blog tất cả chúng ta thường không quan tâm (đôi khi không biết) theme có ảnh hưởng đến SEO rất nhiều. Bởi vì theme được tạo ra từ các dòng code được mã hoá, do đó nếu bạn sử dụng một theme được mã hoá tốt thì chắc chắn sẽ hỗ trợ SEO rất tốt và tăng tốc độ tải trang. Mà tăng tốc độ tải trang cũng lại là một yếu tố hàng đầu trong công việc SEO.

#10. Theme bản quyền: Nếu bạn sử dụng WordPress thì có rất nhiều lựa chọn miễn phí trong kho theme để sử dụng bất cứ lúc nào. Cá nhân Ngọc khi mới viết blog cũng đã từng sử dụng theme miễn phí, tuy nhiên phải nói thật sự rằng khi quyết định đầu tư một theme bản quyền thì hiệu quả về SEO, trải nghiệm người dùng được thay đổi hoàn toàn.

Do đó từ tất cả kinh nghiệm cá nhân, Ngọc muốn khuyên bạn rằng nếu có thể hãy sử dụng một theme bản quyền. Chắc chắn sự đầu tư sự của bạn sẽ chỉ có lãi chứ không bao giờ lỗ, hiện Ngọc đang tin dùng theme của MythemeShop và cảm thấy thoả mãn thực sự.

theme chia sẻ mã giảm giá

#11. Trải nghiệm người dùng: Nếu bạn có nội dung tốt, giá trị nhưng bạn không tạo ra được trải nghiệm tốt cho người dùng thì công việc SEO của bạn cũng coi như thất bại. Một website hấp dẫn người dùng, giữ chân người đọc ở lại lâu (thời gian on-time), tỷ lệ quay lại cao sẽ được được các công cụ tìm kiếm xếp hạng cao.

Vậy làm sao để tăng trải nghiệm người dùng? Cá nhân Ngọc thích tập trung vào một giao diện được thiết kế chuẩn, điều hướng tốt. Và MythemeShop chính là công ty cung cấp theme WordPress đang làm rất tốt điều đó.

#12. Responsive mobile friendly: Yếu tố thân thiện với thiết bị di động là một yếu tố ưu tiên mà Google đang đề cao vì hiện nay số lượng người dùng các thiết bị mobile ngày càng tăng cao. Thậm chí Google đã từng tuyên bố các website hiện thị tốt trên thiết bị di động sẽ được ưu tiên lập chỉ mục (index) tốt hơn.

Vì vậy hãy dành 1 phút để kiểm tra tính thân thiện trên thiết bị di động bằng công cụ Google Mobile Experience.

kiem tra tinh than thien tren thiet bi di dong
[Về đầu trang ↑]

Công cụ phân tích SEO và Plugin

#13. Google Analytics: Một công cụ miễn phí của Google mà bất cứ blogger nào cũng cần sử dụng để theo dõi, thống kê lưu lượng truy cập.

Khi sử dụng Google Analytics bạn sẽ biết người dùng truy cập vào blog bằng thiết bị gì, họ bao nhiêu tuổi, sở thích của họ… Rất nhiều thông tin để giúp bạn đánh giá và cải thiện các yếu tố SEO trên blog của mình. Để cài đặt Google Analytics bạn hãy xem bài viết này.

#14. Google Search Console: Trước đây được gọi là Google Webmaster Tool hiện nay đã được đổi tên thành Google Search Console. Nếu Google Analytics cho phép bạn thống kê và đánh giá những yếu tố bên ngoài của blog như lưu lượng truy cập, thống kê người dùng thì Google Search Console giúp bạn đánh giá “sức khoẻ” của blog như báo cáo các từ khoá tìm kiếm, thống kê backlink trỏ về và kiểm tra các lỗi xảy ra…

Từ những đánh giá này sẽ giúp bạn điều chỉnh và cải thiện công việc SEO rất nhiều, do đó hãy cài đặt Google Search Console cho blog sau đó kết nối với tài khoản Google Analytics ngay bạn nhé.

#15. Google AMP: Được hiểu là trang dành cho thiết bị di động được tăng tốc (AMP) là một sáng kiến mã nguồn mở để làm cho các trang website tải nhanh và có giao diện đẹp trên thiết bị di động, thậm chí khi mạng internet kết nối chậm.

Google cũng tuyên bố rằng nếu trang website/blog của bạn tuân thủ AMP thì sẽ có lợi cho các trang này trong kết quả tìm kiếm của Google, điểm xếp hạng của bạn cũng sẽ được tăng theo. Do đó bạn cần tìm hiểu về Google AMP và dành vài phút để thiết lập, cài đặt AMP cho blog.

#16. Tạo một XML sitemap và gửi tới Google: XML Sitemap được hiểu là bản đồ của website/blog. Sơ đồ trang web là một danh sách các trang trên một website.

XML sitemap giúp cho các công cụ tìm kiếm như Google biết liên kết nào là quan trọng và việc cập nhật nội dung của website như thế nào? Tần suất ra sao? Sơ đồ trang web không trực tiếp giúp tăng thứ hạng website/blog của bạn nhưng nó giúp cho các nhện tìm kiếm (boot tìm kiếm) thu thập thông tin, lập chỉ mục (index) tốt hơn từ đó xếp hạng từ khoá nhanh hơn. Đây là hướng dẫn tạo XML Sitemap và gửi cho Google.

#17. Lập danh sách ping: Khi đăng một bài viết lên blog bạn sẽ làm gì để bài viết đó nhanh chóng được hiển thị trên kết quả tìm kiếm? Cách nhanh nhất đó là tạo một danh sách ping đến các máy tìm kiếm để “thông báo”. Việc này sẽ giúp tăng tốc độ index lên một cách đáng kể đấy.

#18. Tăng tốc độ tải trang: Hay còn gọi là tốc độ load, đây là một yếu tố hàng đầu để Google đánh giá và xếp hạng một website. Để tăng tốc độ tải trang có khá nhiều việc cần làm và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (đã nêu trong bài này) như sử dụng theme được tối ưu về code, hosting chất lượng tốt…

Kinh nghiệm  bạn nên bằng mọi cách để làm cho tốc độ tải trang dưới 3 giây, để kiểm tra tốc độ load bạn có thể sử dụng công cụ Pingdom hoặc công cụ PageSpeed Insights của Google.

#19. Kiểm tra cài đặt hiển thị –  lập chỉ mục trên kết quả tìm kiếm: WorDPress có một cài đặt để các công cụ tìm kiếm không lập chỉ mục và hiển thị kết quả. Mục đích của việc này là để giúp bạn chuẩn bị nội dung, hoàn thiện blog trước khi công bố với mọi người.

Tuy nhiên nếu vô tình bạn chọn vào mục này thì dù bạn có SEO tốt đến đâu thì cũng không có kết quả. Vì thế hãy đảm bảo rằng mục này không được lựa chọn. Hãy truy cập vào trang quản trị của blog, sau đó tìm đến mục Setting -> Reading

huong dan seo cho blogger

Trong mục Search Engine Visibility bỏ chọn vào ở dòng “Discourage search engines from indexing this site”

#20. Sử dụng plugin tạo cache: Một trong những cách tốt nhất để tăng tốc độ tải trang đó là sử dụng plugin tạo bộ nhớ đệm (cache) cho blog của bạn. Plugin tạo cache sẽ tải trước và lưu những nội dung blog của bạn vào bộ nhớ đệm vì vậy sẽ không mất thời gian để lại thêm một lần nữa khi truy cập blog.

Các plugin tạo cache miễn phí tốt nhất có thể kể đến là WP Supper Cache hoặc W3 Total Cache. Ngoài ra nếu có điều kiện bạn cũng nên tham khảo plugin WP Rocket, một plugin trả phí ngoài chức năng tạo cache còn giúp tối ưu, dọn dẹp database (cơ sở dữ liệu) giúp tăng tốc blog WordPress tốt nhất hiện nay.

#21. Yoast SEO Plugin: Đây là một plugin hỗ trợ công việc SEO tốt nhất và được nhiều người sử dụng nhất. Chắc chắn nếu bạn là một blogger và đang sử dụng WordPress thì Yoast SEO là một plugin không thể thiếu. Đây là hướng dẫn cài đặt và cấu hình plugin Yoasy SEO để bạn tham khảo.

#22. Sucuri Security Plugin: Bảo mật là vấn đề luôn cần được quan tâm, nếu blog của bạn bị tấn công bạn có thể bị chèn link xấu, mã độc… mà bạn không hề biết. Với WordPress việc tăng cường bảo mật khá đơn giản bạn chỉ cần thực hiện một số cấu hình và cài đặt plugin Sucuri Security theo hướng dẫn này.
[Về đầu trang ↑]

Tối ưu SEO cho bài viết

#23. Nghiên cứu từ khoá: Trước khi viết một bài đăng trên blog bạn nên đặt câu hỏi xem: Bạn muốn mọi người tìm thấy bài viết này bởi từ khoá nào? Đây chính là câu hỏi giúp ban xác định từ khoá mục tiêu cho bài viết.

Sau đó hãy dùng công cụ nghiên cứu từ khoá Keyword Planner để xác định số lượng tìm kiếm của từ khoá (bạn cần thiết lập một tài khoản quảng cáo Google AdWord để sử dụng công cụ này). Ngoài ra bạn cũng có thể dùng KeywordTool.io hoặc KWfinder để tìm kiếm những từ khoá liên quan đến từ khoá chính.

nghien cuu tu khoa de seo bai viet

#24. Từ khoá dài và từ khoá ngắn: Kinh nghiệm cho thấy các từ khoá dài sẽ dễ xếp hạng hơn trên các công cụ tìm kiếm. Rất nhiều blogger mới thường cố gắng để SEO các từ khoá ngắn, như vậy là rất khó vì từ khoá ngắn thường rất cạnh tranh nên khó SEO.

Ví dụ nếu bạn SEO từ khoá “Đồng hồ nam” thì đây sẽ là một từ khoá ngắn và rất khó để SEO. Vậy tại sao bạn không chọn từ khoá dài “Đồng hồ casio chính hãng cho nam giới tại HCM”. Đây là từ khoá dài và sẽ dễ dàng tiếp cận người tìm kiếm vì nó cụ thể hơn về sản phẩm, thương hiệu, đối tượng sử dụng cũng như địa điểm.

#25. URL: Chính là đường dẫn của bài viết,  luôn đảm bảo một URL ngắn và chứa từ khoá cần SEO (thường nên giữ URL từ 3-5 từ hoặc 30-60 ký tự là tốt nhất)

#26. Tiêu đề bài viết: Viết một tiêu đề hấp dẫn cho người dùng để tăng tỷ lệ click vào bài viết, ngoài ra cố gắng giữ cho tiêu ngắn (không quá 65 ký tự) và luôn chứa từ khoá chính cần SEO là tốt nhất. Đối với WordPress thì tiêu đề bài viết cũng chính là thẻ H1.

#27. Sử dụng số & những từ cho tỷ lệ click cao trong tiêu đề: Kinh nghiệm từ rất nhiều blogger cho thấy khi viết một tiêu đề nên đưa vào các con số, điều này làm cho tỷ lệ click vào bài viết rất cao. Các con số làm cho người dùng biết chắc chắn họ nhận được bao nhiêu lợi ích khi click đọc bài viết.

Thử tự hỏi xem bạn đang đọc bài này của Ngọc có phải do tiêu đề “50 mẹo SEO tốt nhất dành riêng cho blogger”. Ở góc độ nào đó con số 50 phát huy tác dụng khá tốt phải không nào?

Ngoài các con số thì những từ như “tốt nhất” “hiệu quả” “đánh giá” “bí mật” “case study”… cũng sẽ giúp cho tỷ lệ click vào bài viết được cải thiện rất nhiều.

#28. Từ khoá xuất hiện trong đoạn đầu tiên: Đây là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc tối ưu bài viết. Từ khoá nên được xuất hiện ở đoạn đầu tiên của bài viết và trong khoảng 150 từ đầu là tốt nhất.

#29. Thẻ H2: Mỗi bài viết bắt buộc cần có ít nhất một thẻ H2 và nên chứa từ khoá chính.

#30. Thẻ H3, H4, H5, H6: Không bắt buộc nhưng nếu bài viết dài thì bạn nên tận dụng những thẻ này để bố cục bài viết rõ ràng hơn. Các từ khoá liên quan đến từ khoá chính nếu được xuất hiện trong các thẻ này thì rất tốt cho SEO. Nhớ đấy!

Bạn có thể tìm thấy các từ khoá liên quan đến từ khoá chính ở cuối trang kết quả tìm kiếm Google.

cach tim tu khoa lien quan
Từ khoá liên quan đến từ khoá chính

#31. Phân bố từ khoá: Dù phương pháp “nhồi nhét” hay “spam” từ khoá không được khuyến kích nhưng hãy cố gắng nhắc lại các từ khoá chính hoặc các từ khoá liên quan trong bài viết một cách thật tự nhiên.

#32. Internal Link: Hay còn gọi là liên kết nội có rất nhiều tác dụng trong SEO. Thứ nhất, nó giúp giảm tỷ lệ thoát, mà tỷ lệ thoát càng thấp thì xếp hạng blog của bạn càng cao.

Thứ hai, liên kết nội giúp GoogleBot (nhện tìm kiếm) dễ dàng thu thập nội dung và lập chỉ mục (index) các bài viết trên blog của bạn. Do đó khi đăng một bài mới hãy cố gắng liên kết đến ít nhất 3 bài viết cũ bạn nhé. (Đếm thử xem trong bài viết này Ngọc sử dụng bao nhiêu internal link  😀  )

#33. External Link: Là liên kết ngoài, trong bài viết bạn nên có ít nhất một liên kết ngoài đến các website uy tín. Đây chính là cách bạn cung cấp thêm thông tin cho người đọc,  ví dụ bạn có thể liên kết đến Wikipedia nếu cần giải thích một thuật ngữ nào đó.

#34. Affiliate Link: Phần lớn các blogger, trong đó có Ngọc sử dụng các affiliate link (link liên kết) để kiếm tiền từ blog thông qua các chương trình tiếp thị liên kết. Tuy nhiên nếu trong một trang mà bạn đặt quá nhiều liên kết thì sẽ là một điều không tốt. Google đánh giá các trang đặt quá nhiều affiliate link và coi đây như một hành động spam.

Kinh nghiệm của Ngọc cho thấy bạn nên chọn lựa những chương trình tiếp thị liên kết phù hợp nhất và không nên đặt quá 3 affiliate link trên một bài viết. Ngoài ra bạn cần phải sử dụng ít nhất một plugin để ẩn link liên kết bằng phương pháp Link Cloaking.

#35. Xây dựng backlink: Back link là những link được liên kết đến blog của bạn, đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà Google dùng để đánh giá mức độ uy tín và xếp hạng một website/blog. Vì sức mạnh của backlink đối với SEO nên rất nhiều blogger ra sức để xây dựng backlink bằng hình thức mua backlink.

Điều này là hoàn toàn sai lầm, tất cả các backlink không tự nhiên đều dẫn đến hậu quả và có thể gây tổn hại, nặng nề hơn bạn có thể bị trừng phạt bởi Google như de-index… Do đó đừng mạo hiểm. Ngọc khuyên bạn cách tốt nhất để xây dựng backlink là tập trung vào việc tạo ra nội dụng chất lượng cao và có ích với người đọc. Kết nối với các blogger khác và xây dựng mối quan hệ với họ, lúc đó backlink của bạn sẽ phát triển rất tự nhiên.

Đây là chiến lược bền vững và an toàn nhất, đừng cố qua mặt Google, bạn sẽ thất bại! Thật đấy!

#36. Sử dụng hình ảnh: Một điều không thể chối cãi đó là bài viết có hình ảnh sẽ hấp dẫn hơn bài viết toàn chữ. Dù Google không nhận biết được đâu là hình ảnh, đâu là văn bản những chắc chắn nếu có hình ảnh bạn sẽ phần nào giúp cho người đọc thích thú hơn với bài viết.

# 37. Thẻ Alt: Như đã nói ở trên Google và các công cụ tìm kiếm khác không nhận biết được đâu là hình ảnh nhưng nếu bạn thêm mô tả cho thẻ Alt thì mọi chuyện sẽ ngược lại. Thẻ Alt có chức năng “thông báo” với Google rằng hình ảnh này có nội dung gì. Do đó đừng bao giờ lười biếng mà quên thêm thẻ Alt cho hình ảnh bạn nhé!

seo hinh anh bang cach toi uu the alt

#37. Giảm kích thức và dung lượng hình ảnh: Một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho tốc độ tải trang chậm đó là do bạn sử dụng hình ảnh với kích thước lớn, dung lượng cao. Cá nhân Ngọc luôn tìm mọi cách để giảm dung lượng hình ảnh xuống dưới 100kb, công cụ nén ảnh online như TinyPNG là một giải pháp, ngoài ra plugin WP Smushit sẽ giúp nén hình ảnh của bạn một cách tự động mỗi khi tải lên.

#39. Video: Thêm video vào một bài viết là điều vô cùng hữu ích khi bạn muốn bài viết được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Nếu video của bạn tự tạo sẽ là tốt nhất, tuy nhiên nếu không thể hãy tìm kiếm những video có liên quan và nhúng vào bài viết. Những bài viết có video luôn được Google đánh giá cao và tất nhiên bạn cũng sẽ có cơ hội “giữ chân” người đọc ở lại lâu hơn trên blog (thời gian on-time cao).

#40. Viết bài dài: Bài viết dài luôn được Google đánh giá và xếp hạng cao, nội dung dài còn giúp cho người dùng ở lại blog của bạn lâu hơn (tăng thời gian On-time). Mà khi người dùng online trên blog với thời gian dài thì chắc chắn điểm SEO của bạn tăng cao hơn đấy!

#41. Nội dung chất lượng cao: Đây là yếu tố QUAN TRỌNG nhất đối với sự thành công của một blog. Bài viết dài nhưng nội dung cần phải độc đáo, có ích cho người đọc. Cá nhân Ngọc khuyên bạn hãy viết cho người dùng, tức là quên Google đi và tập trung cho độc giả của bạn trước tiên. Nếu độc giả thấy có ích thì mọi chuyện đối với Google sẽ được giải quyết.  😉

#42. Tần suất đăng bài: Một blog thu hút người dùng là một blog luôn luôn được cập nhật nội dung thường xuyên. Đừng bao giờ đăng bài ồ ạt và sau đó nghỉ… vài tháng bạn nhé, hãy lên kế hoạch đăng bài và cố gắng xuất bản ít nhất 1 bài viết mỗi tuần.

Đăng bài thường xuyên còn giúp cho Googlebot (nhện tìm kiếm) của Google quay lại blog của bạn và cập nhật, index nội dung mới đều đặn. Điều này về lâu dài rất tốt cho công việc SEO.

#43. Bình luận và luôn trả lời bình luận: Sức mạnh của blog chính là sự tương tác thông qua các bình luận ở mỗi bài viết. Nếu muốn trở thành thành một blogger được mọi người yêu mến hãy trả lời cho bằng hết các bình luận bạn nhé.

Khi các bình luận càng nhiều thì blog của bạn có tính tương tác càng cao và nội dung của bài post cũng được dài ra đấy (bình luận trên blog được tính luôn là nội dung bài viết)

Tuy nhiên luôn đảm bảo rằng những bình luận của bạn là từ người dùng thật chứ không phải là dạng spam. Để chống spam bình luận trên blog WordPress Ngọc đã có bài hướng dẫn bạn sử dụng plugin Akismet, đây là plugin tốt nhất để lọc các comment spam trên blog của bạn.
[Về đầu trang ↑]

Bố cục và điều hướng blog

#44. Đặt các mục quan trọng ngay tại trang chủ: Trang chủ blog là nơi vô cùng quan trọng để điều hướng người dùng đến những nơi mà bạn muốn. Hãy đảm bảo rằng người dùng chỉ cần 1 click chuột là đến ngay được những trang, chuyên mục, dịch vụ quan trọng nhất trên blog.

bố cục menu cho blog
Menu là nơi giúp bạn điều hướng người dùng tốt nhất!

Khi bạn bố cục và điều hướng tốt thì sitelink của blog sẽ hiển thị rất “đẹp” (như hình dưới) khi người dùng gõ tên miền của bạn vào Google Search Box.

sitelink của blog
Sitelink của blog Ngọc Đến Rồi chấm Com

#45. Footer:  Hay còn gọi là khu vực chân trang của blog, đây là nơi rất tốt để bạn đặt các liên kết đến “ngóc ngách” trên blog. Có thể là các link kết đến tài khoản mạng xã hội, khung đăng ký email hoặc các chuyên mục, bài viết nổi bật. Hãy dành 30 giây để xem cách mà Ngọc bố cục phần chân trang nhé!

#46. Chuyên mục (categorie): Xây dựng một danh sách chuyên mục cho blog là việc không thể không làm. Chuyên mục cần phải được gắn kết chặt chẽ với chủ đề blog của bạn và đảm bảo phần lớn các chuyên mục cũng chính là từ khoá chính cho blog.

Ví dụ: Ngọc viết blog này về chủ đề ” kỹ năng viết blog – kiếm tiền online” vậy các chuyên mục chính là: Viết blog kiếm tiền, Kiếm tiền trên mạng, WordPress căn bản, phỏng vấn blogger

Hoặc nếu bạn viết blog về chủ đề ẩm thực, nấu ăn thì các chuyên mục chính của bạn sẽ là: Công thức, Món ăn Á, món ăn vặt, đánh giá quán ăn…

#47. Danh sách chuyên mục tại sidebar: Thêm một danh sách các chuyên mục đầy đủ vào thanh sidebar là cách thông minh để Google và cả người dùng dễ dàng tìm kiếm thấy tất cả các nội dung trên blog của bạn.

them categorie vao sidebar cua blog

Đây là một mẹo rất nhỏ nhưng sẽ giúp cho tất cả các bài viết, chuyên mục của bạn được index đầy đủ nhất trên kết quả tìm kiếm.

#48. Popup: Các cửa sổ popup là cách rất hiệu quả để giúp bạn xây dựng một danh sách email, tuy nhiên nếu bạn quá lạm dụng popup thì rất có thể bạn… hại chính mình. Gần đây Google đã chính thức thông báo xử phạt những website hiển thị cửa sổ popup trên thiết bị di động.

Vì vậy nếu blog của bạn đang sử dụng quá nhiều popup thì hãy nhanh tay loại bỏ nó ngay, cá nhân Ngọc hiện nay không sử dụng bất cứ một popup nào trên blog. Thật sự, nếu đặt mình vào vị trí của người đọc bạn cũng sẽ không thích bị làm phiền bởi các cửa sổ popup phải không?

#49. Thêm nút chia sẻ lên mạng xã hội: Chắc chắn rằng các bài viết nhận được nhiều lượt like, share lên các mạng xã hội sẽ là một yếu tố mà Google đánh giá rất cao. Điều này cũng sẽ giúp cho bạn gia tăng đáng kể lưu lượng truy cập.

Vì vậy đừng thiếu các nút chia sẻ mạng xã hội trên blog của bạn, Ngọc đặt các nút chia sẻ bài viết ở ngay dưới dòng tiêu đề.
nút chia sẻ mạng xã hội

…và các nút chia sẻ ở cuối bài viết kèm với lời kêu gọi hành động rõ ràng.

nut chia se mang xa hoi
Nút chia sẻ cuối bài viết

#50. RSS Feed: Google có thể thu thập dữ liệu blog của bạn qua dịch vụ RSS Feed. Do đó bạn nên thiết lập một tài khoản Feedburner cho blog của mình. Giống như tài khoản Feedburner của Ngọc, thông qua tài khoản này người dùng có thể theo dõi nội dung blog, đăng ký nhận tin…

[Về đầu trang ↑]

Lời kết

Đó là tất cả những gì Ngọc biết về SEO và Ngọc muốn chia sẻ với bạn. Cuối cùng Ngọc vẫn muốn nhấn mạnh với bạn rằng: Vì chúng ta là một blogger do đó chúng ta hãy viết cho người dùng, đặt sự trải nghiệm của họ lên hàng đầu!

Vì nếu họ cảm thấy nội dung bài viết của bạn có giá trị, họ sẽ thích, bạn sẽ ngày càng có nhiều độc giả hơn và đây là điều mà Google cũng như những công cụ tìm kiếm khác muốn ở bạn.

Tất nhiên, tối ưu blog hay tối ưu hoá bài viết cũng cần những kỹ thuật riêng và những điều đó Ngọc đã chia sẻ tất cả ở phía trên. Hãy lưu giữ lại những mẹo này và áp dụng nó hàng ngày để từng bước cải thiện blog của bạn nhé!

Ngọc sẽ tiếp tục cập nhật thêm vào bài các mẹo SEO trong thời gian tới!

Bạn nghĩ sao về 50 mẹo SEO này? Kinh nghiệm của bạn về SEO là gì? Hoặc nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận ở bên dưới để chúng ta cùng thảo luận thêm bạn nhé!

4.1 10 votes
Đánh giá bài viết

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Ngọc một ly cà phê nhé!

Bạn thích nội dung này?

Ngọc thường xuyên gửi những thông tin như thế này cho bạn qua email mỗi tuần. Hơn 5000+ người đang nhận thông tin! (Mỗi tuần chỉ 2 email - Không SPAM)

Bạn cũng sẽ thích:

Theo dõi
Thông báo qua email khi
guest

90 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
jun88
Khách
2 tháng trước

Bài viết hay anh. a viết bài hướng dẫn trỏ link nội bộ đi anh

Hoa sen vàng
Khách
4 tháng trước

50 mẹo SEO dành cho blogger chủ đề này cho Blospot của google … mà thấy nhiều dấu hiệu của wordpress plugin trong đó .. hay là tác giả nghĩ có thể gom 2 thể loại và 1 bài ?? chưa rõ ?

Du lịch nước Úc
Khách
1 năm trước

Bài viết của bạn rất hữu ích vì mình đang sử dụng nó để SEO cho website của mình

tho
tho
Khách
1 năm trước

Chào bạn, bạn có thể tư vấn giúp mình cách seo web https://www.top5hot.vn/ không?

bongda7m
Khách
2 năm trước

Về giảm kích thước hình thì anh có cái plugin nào mà nó có thể giảm kích thước toàn bộ số hình mình đã up rồi không anh?

jun88
Khách
2 năm trước

Bài viết hay anh. Nhưng chắc anh bổ sung thêm plugin Rankmath về SEO

Nguyễn Tất Hà
Khách
3 năm trước

Rất hay và ý nghĩa. Mình mới tham gia làm tiếp thị liên kết được vài tháng. Nhưng đọc qua bài nay rất yên tâm vì mình đã đi đúng hướng, hơn 90% đều có trong bài viết của mình. tuy mình chưa đang được nhiều sản phẩm nhưng tất cả bài đăng luôn đặt mục tiêu chuẩn SEO 100% hy vong sẽ có cháo hup trong tương lai. Thanks bạn!!

Phú Quốc
Khách
3 năm trước

Anh làm một bài hướng dẫn SEO map đi anh

Quang Minh
Quang Minh
Khách
3 năm trước

a ơi, a có bài nào về chia sẻ về cách giữ thứ hạng từ khóa ko ạ?

Soi Keo
Khách
3 năm trước

Hôm nay vô tình search được bài viết của bạn. Đọc qua thì thấy bạn đầu tư cho nó khá nhiều.

minh
Khách
3 năm trước

rất là hữu ích anh Ngọc ah, em em áp dụng cho web vay tiền nhanh onine của mình

Phong
Phong
Khách
4 năm trước

Bài viết rất hay, mình cũng mới viết bài Một số bước đơn giản để tăng xếp hạng trang web xếp hạng tên miền (DR). Mn cho ý kiến nhé

Last edited 4 năm trước by Phong
NT Ngân
NT Ngân
Khách
4 năm trước

Cách đây 1 tuần, e có xóa hơn 40 bài viết ko có giá trị trên website. Nhưng hôm nay e kiểm tra trên Google thì những bài viết đó vẫn đang hiển thị. Vậy có cách nào để những đường link đó biến mất hoàn toàn khỏi Google ko a nhỉ. Chứ để như vậy người ta nhấp vào mà ko thấy bài viết nào thì cũng ko hay lắm. Hiện tại e có dùng plugin Redirect bài viết lỗi về Trang chủ. Nhưng e muốn cho những bài viết đó mất hẳn hoàn toàn trên Google thì có cách nào ko a. Cảm ơn a

Tuấn Anh Viettel
Khách
4 năm trước

Cám ơn tác giả, bài viết rất hay và giúp mình khai sáng được rất nhiều thứ.

Văn lâm
Khách
4 năm trước

cảm ơn ad. bài viết rất hay

Hair salon Thúy
Khách
5 năm trước

Cám ơn bài đầy tâm huyết của bác Ngọc. Nhờ từng bước áp dụng các thủ thuật SEO của bác mà blog hairsalonthuy.com của mình tăng thứ hạng vùn vụt từ 19M – 5M trong vòng 2 tháng. Chúc bác sức khỏe và thành công với chương trình Coaching 1-1 của mình nhé.

thaotrieuan
Khách
5 năm trước

seo cần thời gian và sự đổi mới theo thuật toán của a gồ
Nói chung seo cũng không hề đơn giản một chút nào

Bảo Ái
Khách
6 năm trước

Bài viết bổ ích , em đang quan tâm

90
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận!x

Tải miễn phí E-book

Bí mật giúp bạn xây dựng cỗ máy ATM tại nhà.