List tổng hợp 48 thuật ngữ SEO cơ bản nhất định phải thuộc

Tổng hợp những thuật ngữ SEO cơ bản

Kể cả khi bạn là một người mới tìm hiểu, cũng như đã có một chút hiểu biết về SEO hoặc đã có kinh nghiệm thì đều cần phải biết những thuật ngữ SEO cơ bản được dùng phổ biến nhất để thuận lợi trong việc học tập và phát triển trong ngành này.

Dưới đây Nam Lê đã tổng hợp lại một số thuật ngữ quan trọng được dùng phổ biến trong SEO mà bạn nên cố gắng học thuộc chúng.

Những thuật ngữ SEO phổ biến thường dùng

1. On-page SEO

On-page SEO là những công việc tối ưu bạn thực hiện trên website của mình như: cải tiến lại code website, audit nội dung, tối ưu title, meta description, thẻ heading, tối ưu internal link,….

Các công cụ hỗ trợ On-page SEO: Google Analytics, Google Search Console, Bing Webmaster Tools (nếu bạn muốn tối ưu trên công cụ tìm kiếm Bing),  Screaming Frog, Ahrefs, Yoast SEO, Rank math,…

2. Off-page SEO

Off-page SEO là các hoạt động bạn thực hiện bên ngoài website như:

  • Link Building.
  • Entity.
  • Trao đổi Guest Post.
  • Phát triển sự nhận diện của thương hiệu.

→ Nhằm cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.

3. URL

URL – Uniform Resource Locator là địa chỉ của một trang web hoặc file cụ thể trên Internet.

Lời khuyên: Nên chọn các URL ngắn, bao hàm được nội dung chính bài viết hướng tới và chứa từ khóa cần seo.

4. SERP

SERP là viết tắt của cụm từ Search Engine Results Page tạm dịch là trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đây là trang kết quả trả về được tạo ra bởi Google khi người dùng thực hiện tìm kiếm.

Một số dạng hiển thị SERP:

  • Featured Snippets/Đoạn trích nổi bật
  • Local Pack/Gói địa phương
  • Reviews/Đánh giá
  • Sitelinks/Hiển thị liên kết
  • Video
  • Top Stories

5. Traffic

Traffic là lưu lượng truy cập vào website của bạn có thể là từ google search, social, backlink,…

Lời  khuyên: Lưu lượng truy cập càng cao thì khả năng thứ hạng của website trên SERP được cải thiện càng cao

6. Content 

Content là những thông tin được hiển thị trên website có thể dưới dạng hình ảnh, video, bài viết, tác phẩm nghệ thuật.

Lời khuyên: Content là để phục vụ cho người dùng chứ không phải Google, hãy tập chung nghiên cứu từ khóa đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng.

7. Thin content

Nội dung mỏng, hay nội dung không mang lại nhiều giá trị cho người dùng không mang lại traffic cho website và bị cả các thuật toán của Google đánh giá thấp về độ tối ưu.

Cách khắc phục:

  • Các trang có ít hoặc không có nội dung gốc – Có thể nghĩ đến việc loại bỏ cúng hay không, hoặc de-index chúng nhưng giữ lại trên trang web, hoặc cải thiện nội dung của chúng.
  • Các trang chỉ được sử dụng cho mục đích điều hướng – Trong trường hợp này, chỉ cần hủy lập chỉ mục các trang bằng cách áp dụng thẻ tiêu đề ‘noindex’ và xóa chúng khỏi sitemap của bạn.
  • Các trang cũ có ít nội dung văn bản – Nếu trang web của bạn đã có tuổi và có nhiều trang/bài đăng, việc có một số trang mà nội dung không còn áp dụng được nữa là điều bình thường và bạn đã quên chúng.

8. Duplicate Content 

Nội dung giống hệt nhau xuất hiện ở nhiều nơi trên web, khiến các công cụ tìm kiếm chỉ hiển thị một trong những liên kết có nội dung này.

Hướng khắc phục từng nguyên nhân:

  • Điều hướng đã chiều – bạn nên canonicalize URL chứa parameter để thân thiện hơn với SEO bằng cách dùng thẻ canonical (thẻ HTML hoạt động như một phương pháp để Google xác định đâu là một đường dẫn duy nhất).
  • Session ID – Cách giải quyết tương tự như trường hợp bên trên.
  • Dấu gạch xiên – Ví dụ như “example.com/page/” hoặc “example.com/page”, cách giải quyết là redirect URL không mong muốn (ví dụ không có gạch xiên) đến URL mong muốn (có gạch xiên).
  • Print-Friendly URLĐể khắc phục, bạn canonicalize phiên bản này đối với bản gốc.
  • URL thân thiện với mobile – Để xử lý, bạn dùng thẻ rel=“alternate” để báo Google biết URL thân thiện với mobile là phiên bản thay thế cho desktop.
  • AMP URL – Dùng thẻ rel=”amphtml” để thông báo Google rằng URL AMP là phiên bản thay thế cho nội dung non-AMP.
  • Phân trang bình luận – Để xử lý vấn đề này, bạn tắt chức năng phân trang bình luận hoặc noindex cho các trang bị phân ra bằng cách dùng plugin như Yoast.
  • Staging Environment – Muốn xử lý vấn đề này, hãy bảo vệ staging environment bằng cách sử dụng HTTP authentication, IP whitelisting (danh sách trắng các địa chỉ IP) hoặc truy cập VPN (mạng riêng ảo). Nếu đã lỡ index, bạn dùng giải pháp noindex.

9. Featured Snippet (đoạn trích nổi bật)

Hay còn gọi là TOP 0 hoặc đoạn trích nổi bật, vì chúng xuất hiện trước bất kỳ kết quả organic nào.

Những lý do bạn nên tối ưu Featured snippet:

  • Một số trường hợp kết quả tìm kiếm nằm ở vị trí top 20 vẫn có thể bay được lên TOP 0.
  • Vị trí top 0 này sẽ giúp tăng độ uy tín thương hiệu cũng như độ hiển thị trên SERP.
  • Nhiều trường hợp, TOP 0 còn có tỉ lệ CTR (Click Through Rate) cao hơn cả vị trí top 1.
  • Kết quả tìm kiếm của bạn sẽ vừa được hiển thị TOP 1 mà vừa được hiển thị ở TOP 0.

Ví dụ về một Featured snippet:

cách nghiên cứu từ khoá bằng answerthpublic

10. Googlebot

Googlebot là con bọ của Google, còn được gọi là spider. Googlebot dùng để thu thập thông tin website, giúp Google cập nhật thêm những chỉ mục mới và website mới. Googlebot sử dụng các thuật toán và bò vào website, thực hiện quá trình thu thập và tiếp nhận dữ liệu web.

11. Crawl là gì?

Crawl là việc bạn kêu Crawler(bot hoặc spider) tới lập chỉ mục dữ liệu cấu trúc cho URL bạn mong muốn.

12. Local SEO

Là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để nó xuất hiện ở vị trí đầu tiên của Google, Bing và Yahoo cho các tìm kiếm có liên quan đến khu vực / thành phố / quốc gia của bạn.

Lời khuyên: Hãy để ý đến SEO local nhiều hơn khi đây là hình thức SEO không chỉ giúp website hiển thị trên kết quả tìm kiếm chung mà còn trên kết quả tìm kiếm theo khu vực, tăng độ nhận biết thương hiệu, tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

13. Nofollow

Nofollow là một thuộc tính liên kết, đây là cách để bạn thông báo cho công cụ tìm kiếm biết là không lần theo liên kết này. Nofollow được áp dụng với 2 hình thức: 1 là qua thẻ Meta, 2 là qua thẻ liên kết rel=”nofollow”.

Ngược lại với Nofollow thì Dofollow là cách mà bạn thông báo với Googlebot rằng Website mà bạn đặt liên kết có nội dung tốt và muốn giới thiệu nó đến cho người đọc vào Google thăm dò. Dofollow được áp dụng với 2 hình thức là để trống, hoặc qua thẻ rel=”dofollow”.

14. Index

Quá trình Googlebot lấy dữ liệu website và lưu vào trong bộ nhớ của Google (đánh chỉ mục). Chỉ khi nào website được index thì mới có thể xuất hiện trên SERP.

Cú pháp kiểm tra tình trạng index của URL:

site:url

Lưu ý: Hiện tại Google vẫn đang tắt tính năng Index trong Google Search Console và chưa có dấu hiệu sẽ mở lại khi nào, điều này gây khó khăn trong lập chỉ mục bài viết, đặc biệt với các website mới xây dựng.. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể sử dụng các dịch vụ Index bên ngoài như LarIndex, Elite Link Indexer,…

15. Robots.txt 

Là file điều hướng cho phép các công cụ tìm kiếm được phép index nội dung nào bên trong trang web.

Lời khuyên: Các bạn nên cấu hình file Robots.txt để giảm tốc độ thu thập thông tin từ trang web của bạn, đồng thời làm giảm tài nguyên mà nó yêu cầu từ hệ thống, điều này làm cho lưu lượng truy cập trang web của bạn tốt hơn

16. Disavow

Được sử dụng khi bạn muốn từ chối một backlink nào đó.

Lời khuyên: 

Việc chủ động loại bỏ các backlink chỉ là phương án cuối cùng nếu như bạn đang cảm thấy kế hoạch xây dựng backlink của mình đang có vấn đề, hoặc là bạn đang lo lắng vì Google đã gửi một cảnh cáo trong tài khoản Google Webmaster về các backlink không tự nhiên.

Vì vậy trước khi đi đến quyết định dùng công cụ này, hãy tự trả lời các câu hỏi sau:

  • Google đã cảnh báo về các backlink kém chất lượng, không tự nhiên trong tài khoản Google Webmaster của bạn chưa?
  • Website của bạn đang “mất tích” trên máy tìm kiếm?
  • Lượt truy cập bị giảm mạnh?
  • Những nỗ lực loại bỏ backlink kém chất lượng của bạn trước đó không được Google công nhận?

17. Disallow

Được sử dụng để thông báo cho các user-agent không thu thập bất kỳ dữ liệu từ một URL cụ thể nào.

18. Anchor text

Anchor text hay Neo văn bản là là văn bản khi di chuột có thể nhìn thấy một liên kết và nếu như bạn click vào nó bạn sẽ được bay tới một trang web/ url khác.

Lời khuyên: Kể từ năm 2015, anchor text là một trong các yếu tố bị Google xử phạt do lỗi spam. Lời khuyên của tôi là bạn nên đa dạng các anchor text, tránh tình trạng spam chỉ sử dụng 1 anchor text để đi nhiều link việc này có thể sẽ khiến bạn bị Google để mắt tới.

19. Redirect 301

Redirect 301 là dạng chuyển hướng được dùng phổ biến nhất trong SEO, khi URL bạn đang cố gắng truy cập đã bị chuyển hướng tới một đích đến khác. Khác với 302 redirect, redirect 301 sẽ truyền toàn bộ link juice của website chuyển hướng tới website được chuyển hướng.

20. Từ khóa

Keywords – từ khóa là từ chính miêu tả chung nhất về nội dung mà bạn đang có và là những từ dùng để chỉ sản phẩm, ngành nghề kinh doanh hay dịch vụ của website…

21. Từ khóa đuôi dài

Từ khóa đuôi dài là một cụm từ có sự kết hợp của 4 từ trở lên, được sử dụng để mô tả chính xác về một điều gì đó.

22. Keyword Research (nghiên cứu từ khóa)

Keyword research là hoạt động cứu chuyên sâu và chọn lọc những từ khóa mà bạn cho rằng là tốt nhất để có thể viết bài, đáp ứng nhu cầu người dùng. 

23. Conversion (Chuyển đổi)

Conversion có nghĩa là chuyển đổi một khách truy cập vào thành một khách hàng và hy vọng họ sẽ trở thành khách hàng thân thiết.

24. Conversion Rate (Tỷ lệ Chuyển đổi)

Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm khách truy cập chuyển đổi thành khách hàng hoặc tỷ lệ lưu lượng truy cập chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.

25. Sơ đồ trang web

Sitemap hay gọi là Sơ đồ của một website là một danh lục liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn.

Lời khuyên: Việc tạo sitemap cho website là cực kỳ quan trọng, do các công cụ tìm kiếm luôn đánh giá cao các website sở hữu một sơ đồ điều hướng rõ ràng khi truy cập trang web.

26. Trustrank

Trustrank là độ tin cậy của Google đặt vào một website, độ nổi tiếng của website đó, uy tín của website đó.

27. Google Panda

Google Panda là một thuật toán được ra mắt nhằm giúp thay đổi cách xếp hạng trên SERP trả về các kết quả chính xác và phù hợp nhất.

Các lỗi thường gặp  

  • Nội dung mỏng 
  • Trùng lặp nội dung 
  • Trang trại nội dung 
  • Web có quá nhiều nội dung quảng cáo 
  • Website thiếu authority 
  • Spin nội dung 
  • Lỗi schema 
  • Từ khóa bị ăn thịt (keyword cannibalization)

Cách nhận biết Google Panda: Traffic website có xu hướng giảm một nửa, từ khóa rớt từ 7 đến 45 thứ hạng.

28. Hình phạt của Google

Google Penalty là một hình phạt mà Google đề ra để áp dụng cho các website mắc phải lỗi như:

  • Link tới những site bị banned
  • Gửi những query tự động lên Google
  • Văn bản ẩn, liên kết ẩn
  • Tạo backlink xấu
  • On-page seo quá dở

29. Thẻ ALT 

Thẻ mô tả hình ảnh, giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của hình ảnh đang nói về điều gì.

Lưu ý: Tất cả các ảnh được đăng trên website bạn luôn luôn phải điền đầy đủ thẻ mô tả cho hình ảnh.

seo hinh anh bang cach toi uu the alt
Thẻ Alt Text cho hình ảnh

30. Thẻ Heading 

Thẻ heading là thẻ tiêu đề được sử dụng để nhấn mạnh phần nội dung quan trọng của trang web đến các công cụ tìm kiếm.

Có 6 cấp độ thẻ heading được sắp xếp theo mức độ giảm dần từ H1 đến H6. Trong mã nguồn, các thẻ heading sẽ được đặt trong dấu ngoặc <> , ví dụ <h1>, <h2>, <h3>,…

Lưu ý:  Trên mỗi URL chỉ được phép có 1 thẻ H1, cấu trúc thẻ heading phải là thẻ nhỏ hơn phải được lồng trong thẻ lớn hơn, ví dụ: H2 nằm trong H1, H3 nằm trong H2,…

31. Title

Title hay thẻ tiêu đề là một dòng text hiển thị đầu tiên và được in đậm trên kết quả của các công cụ tìm kiếm hoặc trên đầu trang web, mô tả chính xác, ngắn gọn và súc tích nhất về nội dung chính, chủ đề của bài viết, page đó. Thẻ title chính là thẻ H1 trong heading.

Lời khuyên: Như đã nói thì khi đặt tiêu đề cho bài viết, thì nên tránh đặt các tiêu đề quá dài hoặc quá ngắn, lý tưởng nhất là từ 50-60 ký tự và chứa từ khóa cần SEO. 

32. Meta Description

Meta Description còn được gọi là thẻ mô tả được xếp nằm bên dưới phần title, đây là một đoạn mô tả ngắn gọn về một trang hay bài viết, bổ trợ cho phần title nhằm giúp người dùng hiểu hơn về nội dung của bài viết.

Lời khuyên: Không có một quy định về độ dài chính xác của thẻ mô tả, đã từng có thời điểm ghi nhận độ dài của thẻ lên đến 300 ký tự, nhưng tốt nhất thẻ mô tả không nên quá 160 ký và chứa các từ khóa liên quan đến từ khóa chính, sử dụng các từ ngữ kêu gọi hành động.

33. External Link

Là các liên kết được trỏ từ website của bạn sang website bên ngoài, thường được dùng khi cần đưa dẫn chứng về một vấn đề cụ thể trong bài viết.

Lời khuyên: Hãy kiểm soát lượng External Link trên website đặc biệt là trong phần comment vì như vậy bạn đang tự biến website của mình thành 1 trang “link farm” ai cũng có thể lấy backlink, đặc biệt khi các link dạng spam.

34. Internal Link

Internal link (liên kết nội bộ) là các liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một website. Dễ hiểu hơn thì ví dụ khi bạn truy cập vào một bài viết và nhấn vào một liên kết trong bài viết đó sau đó bạn được chuẩn đến một bài viết khác cũng thuộc website đó, đây chính là internal link. 

Lời khuyên: Khi đặt internal link nhiều bạn thường sử dụng các anchor text là từ khóa chính xác trong liên kết nội bộ khiến chúng trở nên mất tự nhiên và không tốt cho SEO. Thay vì để các từ khóa chính bạn lên có sự đa dạng trong anchor text, sử dụng thêm các liên kết kêu gọi hành động CTA.

35. Backlink

Backlink đơn thuần là các liên kết từ các website khác trỏ ngược lại về website của bạn, các backlink có thể đến từ các website, blog, forum, social.

Lời khuyên: Luôn đặt chất lượng Backlink lên trên số lượng và hạn chế spam sử dụng 1 anchor text để đi backlink.

36. Broken Links 

Broken links – liên kết bị hỏng: thường gặp khi nhập không dùng URL hoặc khi trang web đổi tên miền, hoặc hosting của họ hiện tại không hoạt động. Điều này khiến người dùng khi bấm vào link thì được chuyển hướng tới một trang web 404, một trang không còn hoạt động.

37. Organic Traffic

Organic traffic (lượng truy cập tự nhiên) dùng để chỉ lưu lượng truy cập của website đến từ kết quả tìm kiếm tự nhiên thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,…

38. CTA 

CTA – Call to Action hay CTA Button được thể hiện thông qua văn bản hoặc hình ảnh nhằm mục đích kêu gọi người xem phải hành động bằng những cú click chuột, ví dụ như mua hàng, click vào đường link, đăng kí vào email list bằng cách cung cấp email họ.

39. CTR – Click Through Rate

CTR là tỷ lệ nhấp/click chuột, được tính theo công thức: CTR = số lượt nhất ÷ lượt hiển thị.

40. PPC

Viết tắt của Pay-Per-Click, là một mô hình tiếp thị trên Internet, trong đó các nhà quảng cáo trả phí mỗi khi một trong các quảng cáo của họ được nhấp vào.

41. CPC –  Cost Per Click (Chi phí mỗi lần nhấp chuột)

Cũng giống như Pay Per Click, CPC có nghĩa là bất cứ khi nào người dùng nhấp vào quảng cáo, nhà quảng cáo phải trả một khoản tiền cho nhà xuất bản là chủ sở hữu trang web.

Đây là một mô hình quảng cáo để thu hút lưu lượng truy cập đến các trang web thông qua quảng cáo.

42. CPM – Cost per Thousand(Chi phí trên tỉ lệ 1000)

Là một thuật ngữ tiếp thị. Nhà quảng cáo phải trả một khoản tiền nhất định cho nhà xuất bản dựa trên 1000 lần hiển thị quảng cáo được tạo. Các “M” trong CPM đại diện cho số La Mã cho 1.000.

43. CRO – Conversion Rate Optimization

Conversion Rate Optimization (Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi) là một chỉ số quan trọng trong SEO, thế hiện việc tối ưu hóa chuyển đổi từ khách hàng truy cập website trở thành khách hàng tiềm năng.

44. PR (Page Rank) 

Chỉ số đánh giá mức độ uy tín của website do Google đưa ra xếp hạng theo thứ nguyên từ 0 – 10. Chỉ số PR càng cao, mức độ uy tín của website càng cao. Google xếp hạng PR cho website phụ thuộc vào số lượng + chất lượng backlink trỏ về trang web.

45. DA, PA 

Domain AuthorityPage Authority là chỉ số đánh giá mức độ uy tín của trang web do Seomoz đưa ra (tương tự như PR của google nhưng hiện nay 2 chỉ số này phổ biến hơn). DA và PA xếp hạng từ 0 – 100. DA, PA càng cao, mức độ uy tín của website càng cao.

  • DA đánh giá mức độ uy tín chung cho toàn trang (1 tên miền).
  • PA đánh giá giá mức độ uy tín của từng bài viết, chuyên mục bên trong website.

46. UI/UX

UI UX là cách gọi tắt của User Interface (giao diện người dùng) và User Experience (trải nghiệm người dùng). Đây là 2 yếu tố rất quan trọng trong việc thiết kế 1 website.

Lời khuyên: Tập trung cải thiện yếu tố UI/UX của website trên cả desktop và mobile khi mà Google đã chính thức thông báo từ 5/2021, Core Web Vitals + các tín hiệu UX/UI hiện tại sẽ trở thành yếu tố xếp hạng chính thức của Google.

47. Time on site

Tổng thời gian trung bình trên trang của người dùng, tùy vào từng lĩnh vực time on site sẽ có sự khác nhau.

Lưu ý: Không có một quy chuẩn chung nào về time on site bao nhiêu là tốt cho website, tùy vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực, ý định tìm kiếm mà time on site sẽ khác nhau.

48. Bounce rate (tỷ lệ thoát trang)

Bounce rate đại diện cho tỷ lệ khách truy cập vào trang web và sau đó rời đi thay vì tiếp tục xem các trang khác trong cùng một trang.

Ví dụ: Bounce rate website của bạn là 70%. Nghĩa là trong 100 lượt truy cập vào website, chỉ có 30 lượt xem thêm nội dung khác, còn lại 70 lượt là rời đi.

Lời khuyên: Cũng giống time on site, thì tỷ lệ bounce rate không phản ánh được hết độ hài lòng của người dùng truy cập vào. Tùy vào ngành nghề mà tỷ lệ thoát trang sẽ khác nhau, ví dụ như trong ngành dịch vụ thông tắc cống, người dùng truy cập vào chỉ để lấy số hotline rồi thoát ra thôi chứ chẳng mấy ai dừng lại đọc hết mấy cái lý do rồi giải pháp làm gì cả, tất nhiên là từ đó bounce sẽ tăng rồi.

Nguồn bài viết; Cách làm SEO, VietMoz Academy

3 2 votes
Đánh giá bài viết

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Ngọc một ly cà phê nhé!

Bạn thích nội dung này?

Ngọc thường xuyên gửi những thông tin như thế này cho bạn qua email mỗi tuần. Hơn 5000+ người đang nhận thông tin! (Mỗi tuần chỉ 2 email - Không SPAM)

Bạn cũng sẽ thích:

Theo dõi
Thông báo qua email khi
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận!x
Phát triển công việc với...

Thông tin giá trị & luôn luôn miễn phí.

Không Spam – Mỗi tuần 2 emails

Tải miễn phí E-book

Bí mật giúp bạn xây dựng cỗ máy ATM tại nhà.