Bạn đang tham gia kiếm tiền với tiếp thị liên kết tại thị trường Việt Nam?
Chắc chắn bạn đã từng nghe nói đến chương trình tiếp thị liên kết của Lazada, của AccessTrade và MasOffer.
Thế rồi có khi nào đó bạn tự hỏi nên tham gia tiếp thị liên kết với ai? Lazada, AccessTrade hay MasOffer?
Có điều gì khác biệt giữa 3 chương trình tiếp thị liên kết này? Điểm mạnh, điểm yếu là gì và chương trình nào giúp tôi kiếm được nhiều tiền nhất?
Bài viết này Ngọc sẽ cố gắng cùng với bạn trả lời phần nào những câu hỏi đó.
Lưu ý: Đừng bỏ qua video “đột nhập” khu vực quản trị tài khoản tiếp thị liên kết của Lazada, AccessTrade và MasOffer ở phía trên nhé!
Tham khảo:
- Hướng dẫn đăng ký Lazada Affiliate và lấy link kiếm tiền
- AccessTrade – Mạng tiếp thị liên kết giúp bạn kiếm tiền online
- Hướng dẫn tham gia MasOffer – nền tảng Affiliate Marketing tại Việt Nam
Tổng quan về Lazada, AccessTrade & MasOffer
Ở phần Ngọc hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một cái nhì tổng thể về 3 nền tảng tiếp thị phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.
Lazada
Đây là một website thương mại điện tử hoạt động theo mô hình B2C (Business to Consumer – Sản phẩm từ doanh nghiệp cung cấp đến khách hàng) trước đây thuộc tập đoàn Rocket Internet của Đức. (Gần đây thì Lazada cũng đã bị thâu tóm bởi Alibaba của Trung Quốc)
Lazada hoạt động tại khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam tại website [Lazada.vn]. Chương trình tiếp thị liên kết của Lazada được vận hành chung cho toàn khu vực Đông Nam Á.
Đây là chương trình riêng của Lazada, do đó khi đăng ký và tham gia bạn chỉ có thể bán những sản phẩm trên Lazada mà thôi.
Điều này khá giống với chương tình tiếp thị liên kết được vận hành bởi Amazon.
AccessTrade
Đây là nền tảng tiếp thị liên kết thuộc công ty Interspace Co, Ltd (Nhật Bản) phát triển và đi vào vận hành từ 2001. Gia nhập thị trường Việt Nam vào khoảng đầu năm 2015.
AccessTrade là một nền tảng tiếp thị liên kết, được xây dựng và phát triển dựa trên mô hình tính phí quảng cáo CPA (Cost Per Action). AccessTrade đóng vai trò là nền tảng trung gian, kết nối giữa nhà cung cấp sản phẩm (có nhu cầu quảng cáo) và đối tác (những blogger, webmaster sở hữu blog/ website…)
Vì là nền tảng trung gian nên khi tham gia AccessTrade bạn có thể quảng bá nhiều sản phẩm, dịch vụ của các nhà cung cấp đang tham gia AccessTrade.
MasOffer
MasOffer gần đây nổi lên như một nền tảng tiếp thị thuần Việt được rất nhiều người đánh giá cao về các chức năng và phương pháp vận hành hoạt động…
MasOffer ra đời và trực thuộc Eway với mục tiêu “Thúc đẩy nền Thương mại điện tử Việt Nam”. Hoạt động giống AccessTrade như một nền tảng trung gian, kết nối giữa nhà cung cấp sản phẩm với người làm tiếp thị liên kết.
Khi tham gia MasOffer bạn cũng có thể quảng bá nhiều sản phẩm, dịch vụ của tất cả các đối tác đang tham gia vào hệ thống MasOffer. Ví dụ như Tiki, Adayroi, Kyna… hoặc ngay cả Lazada.
Điểm mạnh, điểm yếu của Lazada, AccessTrade & MasOffer
Dưới đây là một số phân tích về điểm mạnh, điểm hạn chế của 3 nền tảng tiếp thị liên kết này.
Lazada
Điểm mạnh:
- Khá nổi tiếng tại Việt Nam và được nhiều khách hàng tin dùng
- Hệ thống quản trị dành cho người làm tiếp thị liên kết khá chuyên nghiệp, được vận hành chung cho khu vực Châu Á
- Có các công cụ hỗ trợ tạo link, banner cho web và mobile app rất đa dạng
- Rất nhiều sản phẩm, ngành hàng, đa dạng cho bạn lựa chọn để quảng bá
- Chương trình hỗ trợ khá tốt, có các video và page hỗ trợ trên Facebook cho người Việt
- Các chiến dịch được cập nhật rất nhanh qua email đến các Publishers
- Khi tham gia Lazada bạn cũng yên tâm không lo lắng về việc các nhà cung cấp ngưng chương trình đột ngột
Điểm hạn chế:
- Giao diện quản trị không có tiếng việt
- Vì vận hành chung cho nhiều quốc gia nên những người mới hơi khó làm quen trong thời gian đầu
- Khi đăng ký bắt buộc phải có website/blog
- Thời gian duyệt khá lâu, khoảng 1 tuần
- Không đa dạng về lĩnh vực (ví dụ nếu bạn muốn quảng bá các khoá học online thì Lazada sẽ không có)
- Chỉ có 2 mức hoa hồng là 5% cho các sản phẩm điện tử và 8% cho các sản phẩm khác
- Tracking link sau khi tạo cần đợi 15 phút mới hoạt động
AccessTrade
Điểm mạnh:
- Đa đạng về sản phẩm, dịch vụ từ nhiều đối tác (du lịch, vé máy bay, hàng tiêu dùng, khoá học)
- Giao diện quản trị có ngôn ngữ Tiếng Việt
- Hệ thống báo cáo khá trực quan được chia theo từng mục
- Thường xuyên tổ chức sự kiện cho các Publishers
- Gần đây có xây dựng riêng một diễn dàn để hỗ trợ đối tác
- Hoa hồng cao (có khi lên đến 21%, tuỳ nhà cung cấp)
Update: Sáng nay trước khi đăng bài viết này thì mình cũng mới nhận thông tin Lazada cũng đã chính thức trở thành đối tác của AccessTrade. Do đó bạn vẫn có thể quảng bá sản phẩm của Lazada nếu đang tham gia AccessTrade
Điểm hạn chế:
- Các nhà cung cấp thỉnh thoảng hay ngưng chiến dịch đột ngột
- Chưa có nhiều công cụ giúp tạo link và banner quảng cáo
- Bắt buộc có website/blog khi đăng ký
- Thời gian duyệt đơn đăng ký hơi khắt khe, tối đa 1 tuần
MasOffer
Điểm mạnh:
- Sản phẩm tiếp thị phong phú và đa dạng.
- Giao diện rất trực quan, rõ ràng và được đánh giá là dễ sử dụng nhất
- Các công cụ tạo link, banner nhanh, đa dạng và đơn giản
- Không bắt buộc có website/blog khi đăng ký (duyệt tự động)
- Có Extension hỗ trợ tạo link, banner nhanh chóng trên trình duyệt Chrome
- Áp dụng last click thay cho first click. Nghĩa là hoa hồng sẽ được tính cho người cuối cùng gần nhất mà khách hàng click vào quảng cáo. Khái niệm này được áp dụng cho hầu hết các hệ thống affiliate nổi tiếng thế giới như Amazon, CJ, Rakuten… tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho các affiliater.
- Mức hoa hồng khá cao, MasOffer đang cam kết đưa ra mức hoa hồng cao nhất.
- Hỗ trợ 24/7 qua điện thoại, Skype và email.
Điểm hạn chế:
- Ngọc chưa tìm thấy điểm hạn chế nào… (rất mong được các bạn bổ sung ở phần comment)
Lời kết
Với tất cả những phân tích, nhận định phía trên Ngọc hy vọng bạn đã có một đánh giá tổng thể về 3 nền tảng tiếp thị liên kết phổ biến nhất hiện nay.
Như vậy nếu bạn đang tham gia kiếm tiền với tiếp thị liên kết thì có lẽ bạn cũng đã lựa chọn được cho mình một nền tảng phù hợp nhất. Về cá nhân Ngọc thì nghĩ rằng nếu bạn có một site với chủ đề rộng (ví dụ tin tức) thì bạn nên tham gia cả 3 để lựa chọn được đa dạng sản phẩm/dịch vụ nhằm tăng doanh số.
Còn nếu bạn có một blog với chủ đề hẹp thì bạn sẽ cần chọn theo sản phẩm cụ thể, ví dụ nếu bạn có một blog với nội dung về giáo dục thì có lẽ AccessTrade và MasOffer sẽ phù hợp với bạn vì họ có các sản phẩm liên quan đến khoá học online.
Hay nếu bạn có một blog về du lịch thì bạn nên ưu tiên tham gia AccessTrade và MasOffer để cung cấp các sản phẩm/dịch vụ như tour du lịch, phòng khách sạn, vé máy bay… Nhưng tất nhiên bạn vẫn có thể tham gia Lazada để quảng bá các sản phẩm liên quan đến du lịch như vali, máy chụp hình hay đơn giản như…gậy tự sướng 😉
Bạn đang tham gia tiếp thị liên kết với Lazada, AccessTrade hay MasOffer? Bạn thấy những điểm mạnh, hạn chế của từng nền tảng như thế nào? Bình luận ở phía dưới bài viết này để chúng ta thảo luận thêm nhé!
Bạn ơi, Accesstrade có quy định không cho chạy từ khoá thương hiệu. Ví dụ như Lazada. Nếu trang web của mình, trong bài viết, có những đoạn chứa từ Lazada thì có bị vi phạm quy định của Accesstrade không? Cảm ơn bạn trước.
Quy định này chỉ áp dụng cho việc chạy quảng cáo thôi bạn nhé còn nội dung bài viết thì không anh hưởng!
Cho mình hỏi là mình có thể kết hợp làm affiliate cho Lazada, accesstrade, unica và masoffer trên cùng 1 trang web được không? hay mình phải tách riêng mỗi trang web một nhà cung cấp vậy bạn?
Trên cùng một website vẫn làm bình thường nhé bạn
cho mình hỏi, mình có blog về làm đẹp review sản phẩm thì có tham gia mảng này được không, và các hình thức tiếp thị này có giống với civi.vn không, mình cảm ơn
Giống bạn à, có nhiều chiến dịch để chạy cho blog làm đẹp lắm. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo mạng Adcombo cũng có rất nhiều sản phẩm cho lĩnh vực làm đẹp để quảng bá: https://ngocdenroi.com/kiem-tien-tren-mang/kiem-tien-online-voi-voi-adcombo.html
MasOffer có quả chrome extension lấy link nhanh thôi rồi. Trước mỗi lần lấy link là quay đi quay lại vào trang này trang kia chóng hết cả mặt
Bác Ngọc hay bác nào aff cho accestrade cho m hỏi cái
Giả sử m lấy aff cho sản phẩm A của tiki. Khách click vào link affilate của mình. Nhưng rồi họ không mua sản phẩm A mà lại mua sản phẩm B nằm trong mục sản phẩm liên quan của tiki
Thế m có đc nhận % hoa hồng sản phẩm B không nhỉ?
Trong phần báo cáo của m, m thấy có nhận đc hoa hồng 1 đơn hàng mà không hề có trong list link aff của mình. Nhưng m không dám chắc lắm nên lên đây hỏi chút
Vẫn được tính hoa hồng cho sản phẩm B bạn nhé. Đây là cơ chế lưu cookie rất hay của hình thức tiếp thị liên kết. Tuy nhiên chỉ được tính nếu đó là last click. Còn Last click là gì thì bạn tìm đọc thêm các bài viết khác nhé! :))
Mình thấy MasOffer nhìn trực quan dễ nhìn, nhiều công cụ hỗ trợ nhưng hoa hồng thấp hơn khá nhiều so với bên Access.
Giao diện mới của AccessTrade cũng khá trực quan và dễ sử dụng đấy bạn.
Nhược điểm của MasOffer làm mình dự định chuyển qua chơi AccessTrade là nó có luật sản phẩm đầu tiên áp dụng với Lazada. Khi có một người mua sản phẩm đầu tiên thành công thì trong vòng 30 ngày sẽ không lưu cookie của người đó, có nghĩa là trong vòng 30 ngày này nếu họ có mua thêm bao nhiêu sản phẩm cũng không được tính hoa hồng. Quá nản với luật này!!!
Cám ơn bạn đã cập nhật thêm thông tin này nhé, Ngọc mới biết luật này đấy. Thanks bạn nhiều!
Không biết sau thời điểm bạn comment có gì thay đổi không, nhưng mình mới tham gia MA hôm qua, thấy nó ghi luật trong mỗi sản phẩm đâu như những gì bạn nêu đâu nhỉ.
Có bên đối tác là lazada thì có.
Cái này để mình check lại với bên MasOffer cho chính xác và phản hồi với các bạn sớm nhất nhé!
Mình cũng đang chơi Masoffer và mình thấy nhược điểm của nó là chờ duyệt hoa hồng qúa lâu nên hơi nản. Hình như đây là thực trạng chung của các mạng affiliate VN thì phải.
Mình cũng rất thích Masoffer nhưng dạo gần đây thấy hệ thống của nó mất ổn định quá. Mà hoa hồng trả thường thấp hơn so với Accesstrade. Đang tính chuyển sang làm cho Accesstrade ko biết các bạn tư vấn xem nên dùng bên nào ngon hơn 🙂
Vậy à bạn, mình thấy mức hoa hồng cũng tương đương AccessTrade mà. Nhưng gần đây AccessTrade có khá nhiều đối tác mới đó, bạn thử xem sao. Tuy nhiên các yếu tố để xác và quyết định tham gia vào một chương trình tiếp thị liên kết thì bạn nên tham khảo bài này nhé:https://ngocdenroi.com/kiem-tien-tren-mang/chuong-trinh-tiep-thi-lien-ket-tot-nhat.html
Nếu để ý kỹ chút thì thấy các chiến dịch bên Mas luôn thấp hơn Access 1 chút (nếu kiếm dc nhiều thì nó lại là nhiều phết đấy 🙂 ). Nói chung với mình bgio bên nào hoa hồng tốt, hỗ trợ tốt, thống kê chuẩn thì mình bơm link bên đó thôi 😀
Thanks bạn đã chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn nơi để tham gia tiếp thị liên kết tốt nhất.
Một yếu tố nữa là nơi đó phải có sản phẩm PHÙ HỢP với publissher nhỉ 😀
Không biết Ngọc có bí quyết gì không ? mình thấy làm tiếp thị liên kết khó quá hơn 1k click vào link mà không ai mua hàng cả
Kinh nghiệm cho thấy không phải cứ click là có sale, nếu muốn có sale thì nên viết bài review, hướng dẫn chứ nếu chỉ đơn thuần treo banner không thôi thì khá khó có đơn hàng!
Quan trọng là khi click người ta có tâm trạng thế nào nữa ^^!
😀 Do đó việc “cài đặt trạng thái” trong bài viết là vô cùng quan trọng. Kỹ năng thuyết thục khách hàng. Rất mong nhận thêm những chia sẻ hữu ích để tăng chuyển đổi từ các bạn!
1 vote cho MasOffer 🙂
MasOffer gần đây được khá nhiều người đánh giá cao vì giao diện thống kê rất ràng và trực quan, côgn cụ lấy link cũng rất nhanh và thuận tiện Phương à.
Ngọc cũng rất thích MasOffer :))
Bạn Ngọc cho mình hỏi nếu làm affiliate cho thị trường Việt Nam thì nên chọn hosting trong nước hay nước ngoài ? Chât lượng hosting trong nước có đảm bảo được không ?
@Tuyen
Với affiliate thì hosting ở đâu không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả lắm bạn à. Cơ bản bạn chọn một host chất lượng tốt để site chạy ổn định thôi, vì như vậy sẽ có nhiều thời gian phát triển nội dung.
Cá nhân Ngọc đến hiện tại chưa có niềm tin vào bất cứ dịch vụ host nào của Việt Nam cả nên mình vẫn đề xuất các bạn sử dụng host nước ngoài.
Bạn có thể xem các dịch vụ host tốt nhất tại đây: https://ngocdenroi.com/blog/dich-vu-hosting-tot-nhat-cho-wordpress.html
Gần đây mình có dùng thêm HawkHost vì họ có datacenter tại Singapore và Hong Kong nên thấy cho tốc độ về Việt Nam khá tốt: https://ngocdenroi.com/blog/danh-gia-hawkhost-va-huong-dang-dang-ky.html
Thân mến