Tuần trước sau khi xuất bản bài viết các chương trình tiếp thị liên kết tốt nhất cho blog du lịch, Ngọc nhận được khá nhiều ý kiến và câu hỏi gửi về. Trong đó có một email với câu hỏi liên quan đến cách xây dựng blog du lịch rất hay như sau:
Trước tiên Ngọc muốn gửi lời cám ơn đến bạn đọc đã gửi câu hỏi rất hay này, nếu bất cứ lúc nào bạn có câu hỏi cần sự trợ giúp từ Ngọc, đơn giản chỉ cần gửi email về cho Ngọc tại địa chỉ contact@ngocdenroi.com hay nhắn tin trên Facebook, hoặc gửi trực tiếp tại trang liên hệ ngay trên blog này.
Để trả lời câu hỏi trên, Ngọc sẽ phát triển thành một bài nằm trong chuỗi [Gợi ý] mà đã lâu rồi Ngọc chưa tìm ra ý tưởng viết bài.
Nội dung bài viết
ToggleXây dựng blog du lịch
Ngoài nấu ăn, thời trang, làm đẹp thì du lịch là một chủ đề vô cùng tiềm năng và đã được khá nhiều blogger tại Việt Nam và trên thế giới khai thác hành công.
Nếu bạn từng quan tâm đến lĩnh vực không ít lần bạn đã biết đến blogger Đinh Hằng, Tuân Cuồng Chân… Trên thế giới thì còn nhiều hơn nữa, bạn có thể gặp gỡ Jonhnny Ward tại onestep4ward.com đã đi qua 150 nước và tạo ra thu nhập 1 triệu USD từ các chuyến đi. Hoặc cặp vợ chồng Caz & Craig Makepeace hiện sống tại 5 quốc gia và đã đi qua 52 nước. Họ vừa đi du lịch vừa cập nhật hành trình ngay trên blog của họ tại yTravelBlog.com
Đây là những bằng chứng cho thấy blog du lịch có một sức mạnh như thế nào đối với tất cả chúng ta.
Tuy nhiên trở lại câu hỏi phía trên: Do công việc nên hay được đi du lịch, nhưng không chắc có thể cập nhật bài viết thường xuyên, vẫn muốn xây dựng blog du lịch với mục đích kiếm tiền…?
Chẳng có gì là sai, nếu bạn thường xuyên có cơ hội đi du lịch thì việc phát triển một blog cá nhân để chia sẻ về hành trình của bạn là tương đối thuận lợi. Nhưng không có nhiều thời gian viết bài thì sao? Đừng lo, chúng ta sẽ có phương pháp khác!
Hãy nhìn vào mô hình hoạt động của TripAdvisor
TripAdvisor được Stephen Kaufer thành lập năm 2000. Hiện nay, đây là một website du lịch lớn nhất thế giới cung cấp các đánh giá và thông tin về các địa điểm du lịch, khách sạn,…
Nhưng bạn có biết lúc đầu Stephen Kaufer chỉ muốn biến TripAdvisor thành một công cụ tìm kiếm thông tin du lịch đơn thuần. Tuy nhiên sau gần 2 năm theo đuổi mô hình này TripAdvisor không có nổi một khách hàng và không hề có doanh thu.
Mọi chuyện hoàn toàn thay đổi kể từ khi TripAdvisor thuê các biên tập viên viết bài và cho phép người dùng gửi review (đánh giá) các địa điểm du lịch, chỉ 3 tháng sau khi TripAdvisor chuyển sang mô hình kinh doanh mới, công ty kiếm được 70 ngàn USD/tháng.
Điều này cho thấy rằng, đối với thông tin trên internet nói chung và mảng du lịch nói riêng thì không có gì tốt hơn những trải nghiệm thực tế của người dùng.
Chúng ta có thể tạo ra một blog với mô hình gần giống như thế?
Thử tưởng tượng nếu blog của bạn cũng cấp những thông tin, kinh nghiệm về du lịch của riêng bạn. Ngoài ra bạn cho phép tất cả mọi người gửi bài viết của họ về những địa điểm mà họ đã trải nghiệm.
Có thể đó là một bài viết dài về chuyến du lịch Châu Âu, nhưng đơn thuần cũng có thể chỉ là một điểm đến cuối tuần ở Vũng Tàu, hay một ngày “đi trốn” tại khu dã ngoại trong thành phố… Miễn là nơi đó có cái gì đó để người dùng muốn chia sẻ, muốn review…
Hoàn toàn tiềm năng, vì bạn biết đấy để thành công trên internet với một website/blog thì ngoài yếu tố nội dung hấp dẫn, độc đáo thì bên cạnh đó sự tham gia và đóng góp nội dung từ người dùng là vô cùng quan trọng.
Tất nhiên để thành công với ý tưởng này cần rất nhiều yếu tố khác nữa, nhưng nhìn chung cá nhân Ngọc thấy rằng nó hoàn toàn tiềm năng.
Triip.me (một website về du lịch do người Việt sáng lập) cũng đang rất thành công với mô hình cho phép người dùng tự tạo ra một tour du lịch của riêng mình sau đó chính người đó trở thành tour guide (hướng dẫn viên du lịch).
Tóm lại nếu bạn không đủ nguồn lực để cấp nội dung với tư cách cá nhân thì tốt hơn hết là huy động nguồn lực từ cộng đồng.
Làm thế nào để người dùng đóng góp review?
Vì mô hình của kiểu blog du lịch này là huy động review từ cộng đồng người dùng do đó bằng mọi cách bạn cần có càng nhiều bài viết từ đọc giả càng tốt.
Để làm được điều này rất cần sự kiên trì và sáng tạo, thời gian đầu bạn cần xây dựng được một nhóm cộng tác viên của riêng mình, sau đó bạn có thể khuyến khích người dùng gửi bài viết về những chuyến du lịch, điểm đến của họ bằng cách viết bài nhận quà, hay các cuộc thi, đôi khi là nhuận bút hoặc thuê các blogger khác viết bài chẳng hạn…
- Bạn có thể xem bài viết Ngọc đã chia sẻ trước đây về cách bật chức năng cho phép cộng tác viên gửi bài viết trên WordPress.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng plugin WP Customer Reviews để người dùng gửi những review ngắn ngay tại bài viết.
Một khi đã nội dung phong phú và cung cấp được thông tin có ích cho người dùng chắc chắn bạn sẽ nhận được sự tham gia nhiều hơn. Cá nhân bạn cũng cần là người tích cực chia sẻ những bài viết của chính mình, với mô hình này bạn cần đặt mục tiêu và coi nó là một doanh nghiệp khởi nghiệp trên internet thì sẽ tốt hơn thay vì chỉ đơn thuần coi nó là một blog cá nhân.
Tham gia vào các group, forum và kết nối với các blogger du lịch khác là cách tốt nhất để bạn tiếp cận động đồng yêu du lịch và nhanh chóng huy động được sự tham gia.
Tên miền nào phù hợp với kiểu blog du lịch này?
Vì hướng đi chính của kiểu blog này là huy động sự tham gia của người dùng nên chắc chắn bạn không thể lấy tên cá nhân để đặt tên cho blog được. Vì vậy bạn cần sáng tạo và tìm ra một cái tên “mang tính cộng đồng” một chút.
Ngay lúc này Ngọc có thể gợi ý cho bạn một số tên miền còn khả năng đăng ký như sau:
Thứ nhất bạn có thể chọn tên miền diroiviet.com (đi rồi viết chấm com), hoặc toidaden.com (tôi đã đến chấm com). Ngoài ra có một tên cũng khá ý nghĩa đó là ditron.club (đi trốn chấm club).
Với những tên miền này hiện nay bạn cần thanh toán khoảng $14 để sở hữu nó, tuy nhiên nếu làm theo hướng dẫn này bạn sẽ được nhận miễn phí và đưa blog lên internet chỉ trong chưa đầy 15 phút.
Giao diện (theme) phù hợp với blog du lịch
Có khá nhiều giao diện tuy nhiên qua tìm kiếm Ngọc sẽ gợi ý cho bạn 2 giao diện (1 miễn phí và 1 trả phí) để xây dựng blog du lịch phù hợp nhất.
Miễn phí: Bạn có thể sử dụng theme Traveal Diaries, theme này rất phù hợp với blog du lịch.
Trả phí: Nếu bạn cần một theme cho blog du lịch kết hợp với chức năng tìm kiếm và đặt phòng thì SixtyOne là một theme không thể bỏ qua. Theme này hiện nay đang được bán với giá $49, tích hợp hộp tìm kiếm phòng, địa điểm và bản đồ ngay tại homepage.
Kiếm tiền với blog này như thế nào?
Với mô hình blog du lịch huy động bài viết review của cộng đồng này thì “tiền sẽ đến từ rất nhiều hướng” 😉
Chỉ cần bạn đầu tư một cách nghiêm túc, bạn có thể kiếm tiền với các chương trình tiếp thị liên kết cho blog du lịch, cho đặt quảng cáo banner khi uy tín website đủ lớn. Nhận hoa hồng đặt phòng, dịch vụ với các ông ty du lịch… Cung cấp dịch vụ trực tiếp liên quan đến du lịch hoặc kết hợp với shop online bán vật dụng phục vụ hoạt động du lịch cũng là một ý tưởng tốt…
Đừng bỏ qua: [Gợi ý] Hướng dẫn tạo blog – phát Live Video với Persicope
Lời kết
Với gợi ý này Ngọc hy vọng phần nào đó đã cung cấp được cho bạn một ý tưởng để xây dựng blog du lịch với mô hình tập trung vào chiến lược huy động review (đánh giá) của người dùng. Nếu được đầu tư bài bản rất có thể ý tưởng này sẽ trở thành một startup tiềm năng chứ không đơn thuần là một blog cá nhân phải không nào? 😉
Bạn nghĩ sao về ý tưởng này? Ngọc đang rất mong nhận được sự góp ý của bạn, và thật sự nếu bạn hứng thú với ý tưởng này và cần một người hợp tác, đừng chần chừ hãy để lại một bình luận bên dưới. Rất có thể bạn sẽ tìm được Co-Founder đấy!
Wow, Theo dõi anh Ngọc đã lâu và hôm nay rất cảm ơn anh về những chia sẽ này. Nếu có dịp đến Nha Trang thì anh hãy liên hệ với em nhé. Mong được mời a cafe!
Ok bạn, với trang của bạn có thể áp dụng mô hình này rất tốt đấy, quan trọng là có cộng đồng các bài review sẽ thực tế đa chiều và nhiều góc cạnh hơn. Đặc biệt là mảng du lịch. Chúc bạn thành công.
Cảm ơn a Ngọc! Mong anh có nhiều chia sẽ hơn cho cộng đồng, đặc biệt là những thông tin về đu lịch để em có thể học hỏi!
Em rất thích ý tưởng của anh và mong sẽ có được nhiều ý tưởng hơn nữa từ anh ạ. Thanks anh nhiều !!
Cám ơn bạn đã để lại bình luận, rất vui khi bạn thấy thích ý tưởng trong bài viết này. Mình cũng vừa xem website thodianhatrang thấy rất hay. Chúc bạn thành công.
Dạ em cảm ơn anh :))
Cám ơn anh vì ý tưởng này. Hy vọng anh sẽ có thêm nhiều bài viết nữa về mảng blog du lich 😉
Chúc anh một tuần vui vẻ và làm việc hiệu quả!
mình đã thử xây dưng site du lịch theo mô hình này nhưng không thành công lắm, mình nghĩ xây dựng site dạng này cần phải có chi phí rất lớn
Làm theo cách này ngoài việc kinh phí thì cần xây dựng một cộng đồng tốt nữa bạn à. Rất khó khăn nhưng nếu thành công thì có tiềm năng rất lớn!
Chào anh Ngọc! Hiện em cũng đang có một website chuyên về du lịch và khách sạn. Web mới hoạt động được 3 tháng. E chỉ hoạt động website với 1 người bạn nữa, hiện tại đang muốn kiếm cộng tác viên nhưng vẫn còn rất mơ hồ về các phần như trả thù lao cho cộng tác viên theo hình thức nào?
Bài viết rất hay. Đọc xong thì thấy không chỉ có du lịch mà bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể làm theo mô hình này được 🙂
@Tinhwrl
Thanks bạn, du lịch thì ai cũng thích và là nhu cầu gần như không thể thiếu.
Trong số đó tỷ lệ người thích du lịch kèm thích viết rất lớn. Đôi khi do không hài lòng về chất lượng dịch vụ của điểm đến học cũng viết, quá hài lòng họ cũng viết. Hoặc đơn giản họ chỉ muốn share về trải nghiệm của riêng mình…viết.
Đây chính là nguồn nội dung vô cùng chất, quan trọng làm thu hút họ sẵn sàng chia sẻ là ok.
Bên site của Tinhwrl mở thêm mục cho phép cộng đồng review về các dịch vụ/sản phẩm cũng tiềm năng đó!
Thân!
Ah đặt ở footer đó anh, site em là loihayydep.info (key lời hay ý đẹp). Hi
@tien
Thanks bạn đã quan tâm nhưng hiện nay mình vẫn chưa triển khai đặt text link, hy vọng trong tương lai sẽ hợp tác bằng một cách khác vậy.
Hi anh, bài viết ý nghĩa quá.
Anh Ngọc ơi, em có site là loihayydep.info. Anh em mình đặt textlink cho nhau được không anh vì em thấy nội dung cũng khá tương đồng.
Chờ tin vui từ anh.
@Nguyen
Thanks bạn, đặt text link với hình thức cụ thể như thế nào vậy bạn?