Bạn là Blogger? Đây là 40 hiểu biết về SEO từ John Muller (chuyên gia của Google) bạn cần thuộc lòng!

40 yếu tố seo từ John Muller google

Ngọc vừa đọc được một bài chia sẻ về 57 insight SEO (hiểu về SEO) được chia sẻ từ John Muller (chuyên gia từ Google) được đăng tải trên Search engine Journal. (Bài viết gốc tại đây)

Đây là một bài viết Ngọc thấy rất cần với chúng ta (những người viết blog), 57 yếu tố SEO này nếu bạn hiểu & áp dụng tốt thì Ngọc tin chắc nội dung của bạn sẽ rất khác biệt.

Vì vậy Ngọc biên tập & kèm thêm những  giải thích chi tiết để bạn có thể áp dụng vào chính blog của bạn nhé.

***Bản gốc sẽ có 57 yếu tố SEO, tuy nhiên Ngọc đã loại bỏ 17 yếu tố để chọn ra 40 yếu tố SEO liên quan nhất đến công việc làm nội dung & đặc biệt là viết blog.

40 insight SEO (hiểu về SEO) được chia sẻ từ John Muller

40 yếu tố SEO này sẽ được chia thành các chủ đề lớn như yếu tố xếp hạng, technical SEO, tới main content, Local SEO…

Yếu tố xếp hạng (Ranking Factors)

1. Google không có 200 yếu tố xếp hạng

Trước đây, Google đã cho biết có hơn 200 yếu tố mà thuật toán sẽ xem xét khi xếp hạng nội dung.

Google chính thức loại bỏ con số đó, nói rằng nó gây hiểu lầm và tạo ra ấn tượng sai về cách các thuật toán của nó hoạt động.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Trước đây khi làm SEO chúng ta cứ vẫn mãi đưa ra phán đoán xem Google có bao nhiêu yếu tố xếp hạng & chúng ta chạy theo 200 yếu tố. Điều này khiến cho việc làm nội dung, tối ưu mang tính máy móc và thiên về kỹ thuật. Từ việc chính thức loại bỏ con số 200 này chúng ta sẽ “làm nội dung có tính con người hơn”, tự nhiên hơn.

2. Số lượng backlinks không quan trọng

Một liên kết tốt từ một trang web có liên quan có thể có tác động mạnh hơn hàng triệu liên kết chất lượng thấp.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Backlink được hiểu là một liên kết ngược (từ blog/website khác liên kết về blog của bạn). ý của Google là nếu bạn có 1 backlink từ trang blog uy tín, cùng lĩnh vực, chủ đề sẽ tốt hơn bạn có hàng triệu backlinks từ những trang không liên quan.

3. Thay đổi ngày xuất bản một bài viết sẽ không cải thiện thứ hạng

Thay đổi ngày xuất bản trên các trang web mà không thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào, sẽ không giúp cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm của Google.

cách đăng lại bài viết trên wordpress

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Trong một bài viết hướng dẫn về cách cập nhật nội dung cũ mà Ngọc đã chia sẻ trước đây thì có một cách là thay đổi ngày xuất bản bài viết. Tuy nhiên như thông tin ở trên nếu bạn không cập nhật, thay đổi nội dung mà chỉ thay đổi ngày xuất bản thì gần như không các tác dụng gì.

4. Nội dung trùng lặp không phải là yếu tố xếp hạng tiêu cực

Nội dung trùng lặp không bị tính là tiêu cực đối với một trang web về thứ hạng tìm kiếm. Google xử lý nó bằng cách hiển thị một phiên bản nội dung và bỏ qua những phiên bản khác.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ý là trên một blog có thể có một số trang trùng lặp về nội dung, tuy nhiên Google sẽ biết cách để lựa chọn một số trang để hiển thị & không hiển thị với các trang còn lại. Tóm lại là nếu bạn có một số trang trùng lặp nội dung thì không ảnh hưởng gì đến SEO cả.

5. Cách trình bày có thể ảnh hưởng đến xếp hạng

Sự trình bày trực quan của một trang web, bài viết có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của nó trong kết quả tìm kiếm.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Điều này thì quá rõ ràng rồi, Ngọc gọi là trải nghiệm người dùng trên blog hay “điểm dễ đọc của một bài viết”. Nếu chữ nhỏ quá, ảnh mờ quá, các dòng không có khoảng trống… sẽ làm cho người đọc blog khó tiêu thụ nội dung. Vì vậy ngoài việc viết hay, viết có giá trị, viết chuẩn SEO thì hãy chú ý đến việc viết làm sao cho… dễ đọc.

6. Nhận xét của khách hàng không phải là yếu tố xếp hạng

Các đánh giá của khách hàng không được sử dụng bởi các thuật toán của Google để xếp hạng kết quả tìm kiếm trên web.

Chúng được sử dụng trong xếp hạng tìm kiếm địa phương, nhưng không phải là xếp hạng tìm kiếm trên web không phải trả tiền.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Điều này đang nói đến các trang bán hàng, do đó những nhận xét, đánh giá của người mua hàng sẽ không phải là yếu xép hạng nội dung. Tuy nhiên đánh giá tốt hay  không tốt chắc chắn tác dộng đến hành vi mua hàng & doanh số của bạn.

7. Có thể mất đến 1 tháng để thấy các thay đổi về thứ hạng

Sau khi khắc phục các vấn đề về chất lượng trên một trang web, có thể mất đến một tháng để thấy những thay đổi trong kết quả tìm kiếm của Google.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Nhiều bạn sau khi lập blog, viết một bài viết rồi vài ngày sau tự hỏi vì sao bài viết không được tìm thấy? Sao bài viết dù rất tốt, tối ưu SEO 100 điểm nhưng không lên top? Xin thưa bạn cần cho Google thời gian & như họ nói có thể phải kiên nhẫn chờ đến 1 tháng mới thấy kết quả bạn nhé. Chơi với Google không vội được đâu ? 

8. Xoá nhận xét trên blog có thể ảnh hưởng đến xếp hạng bài viết

Google lập chỉ mục các bình luận trên blog giống như nội dung khác, có nghĩa là chúng có thể giúp các trang web xếp hạng trong kết quả tìm kiếm.

Do đó, việc xóa tất cả các bình luận blog khỏi một trang web có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của nó.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Tất cả những bình luận của đọc giả trên một bài viết sẽ được Google tính là nội dung, do đó bài viết mà có nhiều bình luận sẽ tốt hơn bạn nhé. Vì thế nên tìm cách khuyến khích đọc giả tham gia bình luận & nhớ đừng có xoá hay tắt chức năng bình luận trên blog.

9. Yếu tố xếp hạng Core Web Vitals không phải là yếu tố quyết định tất cả

Trái ngược với những gì được tin tưởng trước đây, Mueller xác nhận yếu tố xếp hạng Core Web Vitals không chỉ là một yếu tố quyết định.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Core Web Vitals là yếu tố đánh giá từ Google bao gồm:

  • Loading: Tốc độ tải trang
  • Interactivity: Khả năng tương tác
  • Visual stability: Tính ổn định khi hiển thị

Nhiều người lầm tưởng rằng đây là yếu tố quyết định sự xếp hạng trang blog nhưng không. Google cho biết Core Web Vitals dù quan trọng nhưng nó không quyết định tất cả, còn nhiều yếu tố khác nữa (có lẽ chính là 40 yếu tố mà bạn đang đọc đây)

10. Yếu tố xếp hạng Core Web Vitals được xác định chậm

Dữ liệu Core Web Vitals được thu thập và cập nhật sau mỗi 28 ngày. Điều đó có nghĩa là điểm được báo cáo trong Google Search Console hoặc trong các công cụ như PageSpeed Insights, là những báo cáo về những gì Google đã đo lường (gần đúng) trong 28 ngày trước đó.

chỉ số Core Web Vitals

 

Do đó, nếu điểm số quan trọng của web cốt lõi được cải thiện, sẽ mất thời gian để thấy tác động đáng chú ý từ các tín hiệu xếp hạng. Mueller cho biết vẫn chưa quyết định liệu điều này sẽ thay đổi hay sẽ luôn có độ trễ chung.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ý là chỉ số mà bạn thấy trong Google Search Conlose sẽ cập nhật chậm, nó không phải thời gian thực. Do đó những điều bạn cải thiện trên trang sẽ cần thời gian cập nhật để thấy kết quả. Nó chung vẫn là phải kiên nhẫn đừng có vội ? 

11. Lưu lượng truy cập (traffic) không ảnh hưởng đến Core Web Vitals

Điểm Core Web Vitals được tính toán từ traffic thực tế, nhưng bản thân traffic không ảnh hưởng đến điểm này.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Trang blog của bạn có 1 triệu lượt truy cập hay 1000 lượt thì nó cũng không phải yếu tố chấm điểm Core Web Vitals. Tóm lại Core Web Vitals chủ yếu là điểm trải nghiệm người dùng trên trang.

12.  Số từ trên một bài viết không phải là yếu tố xếp hạng

Không có sự thật nào đối với lý thuyết rằng số lượng từ trên một bài viết quan trọng đối với thứ hạng tìm kiếm.

Nếu một bài báo ngắn hơn nhưng truyền đạt thông tin tương tự như một bài báo dài hơn, Google sẽ nhận ra nó mang lại giá trị tương tự cho người tìm kiếm.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ý của Google là bài viết ngắn hay dài không quan trọng, giá trị & ý nghĩa truyền tải mới thực sự quan trọng. Tuy nhiên cá nhân Ngọc nhận thấy hầu hết các bài viết dài đều nhận được thứ hạng cao hơn. Cũng đúng thôi vì ở góc độ nào đó khi viết dài thì sẽ chi tiết hơn, truyền tải nhiều thông tin hơn, giá trị hơn -> người dùng thích hơn chứ.

13. Tiêu đề (title) trang gốc vẫn được sử dụng để xếp hạng

Tiêu đề trang được xây dựng cẩn thận mà bạn đã viết sẽ vẫn được sử dụng cho xếp hạng tìm kiếm ngay cả khi Google thay thế nó trong SERPs.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Để hiểu được điều này có lẽ bạn nên tìm hiểu một chút về SERPs là gì. Tuy nhiên có thể đơn giản hiểu rằng dù SERP có hiển thị thế nào đi nữa thì việc bạn viết một tiêu đề tốt, tối ưu với từ khoá, ý định tìm kiếm cụ thể thì vẫn được xếp hạng cao. Do đó hãy dành thời gian viết tiêu đề cho một bài viết thật tốt bạn nhé.

14. Google EAT không phải là một yếu tố xếp hạng

EAT là thứ mà những người đánh giá chất lượng nhìn vào nhưng không có yếu tố liên quan đến SEO.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Năm 2020 sau khi Google đưa ra thuật ngữ EAT (chuyên môn, tính uy tín và độ tin cậy) trong nguyên tắc đánh giá chất lượng, nhiều người tin rằng Google EAT là một yếu tố xếp hạng trực tiếp. Nhưng với cập nhật này thì không chính xác, Google EAT chỉ là một yếu tố chung trong rất nhiều các thuật toán khác để Google đánh giá xếp hạng.

E-A-T chính là một cập nhật rất quan trọng của Google, nguyên tắc này được hiểu đơn giản là:

  • E (viết tắt của từ Expertise): Chuyên gia – Chuyên môn
  • A (viết tắt của từ Authority): Thẩm quyền – Uy tín
  • T (viết tắt của từ Trustworthiness): Đáng tin cậy

15. Thẻ tiêu đề (heading tags) là một tín hiệu mạnh để xếp hạng

Văn bản trong thẻ tiêu đề gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến Google, cho Google biết trang đó nói về nội dung gì.

cách tối ưu bài viết chuẩn seo

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Từ khoá nằm trong tiêu đề bài viết, tiêu đề của trang cực kỳ quan trọng. Đây là một tín hiệu để Google biết nội dung của bạn nói về điều gì & dựa vào từ khoá này để xếp hạng bài viết.

16. Từ khoá trong tên miền không ảnh hưởng đến thứ hạng

Một trang blog không có nhiều khả năng xếp hạng cho một từ khóa cụ thể nếu từ khóa đó nằm trong tên miền. Sẽ tốt hơn nhiều với tên miền phản ánh tên công ty của bạn hoặc liên quan đến thương hiệu của bạn.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Điều này thì Ngọc xác nhận & là bằng chứng cho các bạn thấy. Tên miền NgocDenRoi.com không có bất cứ từ nào liên quan đến “viết blog” “viết lách kiếm tiền” hay “làm affiliate marketing”… nhưng khi tìm những từ khoá đó thì NgocDenRoi.com vẫn xuất hiện. Vì thế khi chọn tên miền cho blog bạn không nhất thiết để “nhét cho bằng được từ khoá” vào bạn nhé!

Nội dung chính (Main Content)

17. Làm cho từ khoá chính càng dễ thấy càng tốt

Mueller thực sự khuyên bạn nên đặt từ khóa chính của trang/bài viết ở nơi nó dễ thấy nhất, bao gồm tiêu đề bài viết, tiêu đề chính (heading), tiêu đề phụ (su-heading), chú thích hình ảnh…

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Điều này thì không có gì là mới cả nhưng nói thật nhiều bạn hay quên. Nói chung là sau khi xác định một từ chính cho bài viết thì nên làm cho nó xuất hiện từ trên xuống dưới tức là: Ở tiêu đề bài viết (H1), đường dẫn bài viết, đoạn đầu tiên, thẻ heading chính (H2), thẻ heading phụ (H3, H4…) trong các đoạn văn của bài viết & cả đoạn cuối cùng của bài.

Có một mẹo nữa là có thể sử dụng thẻ <bold> và thẻ <strong> để in đậm từ khoá lên ngay ở đoạn đầu tiên của bài viết. (tốt nhất là nằm trong 150 từ đầu tiên của bài viết)

18. Nên cải thiện nội dung hay loại bỏ nội dung?

Khi được hỏi liệu có nên cải thiện nội dung chất lượng thấp thì tốt hơn hay là nên xóa nội dung đó, Mueller nói rằng cải thiện nội dung đó là cách tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn không có ý định cải thiện nội dung, thì bạn nên xóa nó.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Về lâu dài blog của bạn sẽ xuất hiện những “bài viết bóng ma”, ý là những bài viết đã cũ không còn giá trị & không có người truy cập luôn. Viết những bài như thế này nếu bạn có thể cập nhật, làm mới thì sẽ là cách tốt nhất. Tuy nhiên nếu không thể hoặc bạn không muốn cập nhật thì nên xoá.

19. Đặt nội dung độc đáo lên trên màn hình đầu tiên

Một trang web phải có ít nhất một số nội dung độc đáo trên trang đầu tiên.

cách ghim bài viết trên blog

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ngọc thường chia sẻ cách Google quét dữ liệu nội dung trên trang blog của bạn với nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Do đó những cái gì quan trọng bạn nên để ở trên & hướng về bên trái. Đối với các bài viết trên blog, nếu bài nào bạn muốn được người đọc và Google chú ý thì có thể dùng chức năng ghim bài viết lên trên cùng (Stick this post to the font page)

20. Chính tả & ngữ pháp được ưu tiên cao

Chính tả và ngữ pháp kém được Google coi là một vấn đề về chất lượng vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Cái này thì Ngọc không có gì để giải thích thêm ?

21. Hầu hết nội dung được index (lập chỉ mục) trong vòng 1 tuần

Khi một trang, một bài viết mới được xuất bản, có thể mất vài giờ đến vài tuần để nó được index.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Index hay còn gọi là lập chỉ mục tức là bài viết của bạn được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Tốc độ index nhanh hay chậm có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng, tuy nhiên Google nói có khi vài giờ mà cũng có khi cần vài tuần.

Với Ngọc thì việc index nhanh hay chậm ta có thể chủ động quyết định được. Ngọc đã từng chia sẻ một bài viết chi tiết về 10 bước giúp index bài viết trên blog nhanh nhất: Hướng dẫn đầy đủ cho blogger!

22. Cùng một nội dung nhưng ở các định dạng khác nhau thì không bị coi là trùng lặp

Nội dung giống hệt nhau được xuất bản ở các định dạng khác nhau, chẳng hạn như video và bài đăng trên blog, không được coi là nội dung trùng lặp .

Google không có khả năng sao chép đoạn hội thoại trong video để so sánh nó với nội dung được viết trong một bài đăng trên blog.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Đó là lý do vì sao trên blog bạn nên đa dạng hoá các loại nội dung như với 1 chủ đề bạn có thể tạo bài viết, làm một tập podcast, tạo thêm một video, thậm chí biến nó thành một infographic

23. Không có vấn đề gì khi có nhiều affiliate links nếu nội dung có giá trị

Nội dung không có hại gì (không bị ảnh hưởng) khi có nhiều affiliate links (link tiếp thị liên kết) trên một trang nếu nội dung chính có giá trị. Các trang blog được tự do sử dụng bao nhiêu affiliate link tùy thích trên một trang, miễn là có nội dung hữu ích.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Đây có thể nói là một sự giải toả dành cho các blogger, bây giờ bạn có thể thoải mái gắn nhiều hơn 1 link tiếp thị liên kết trong một bài viết nhé. Việc này không ảnh hưởng gì đến thứ hạng bài viết, gia tăng kiếm tiền với affiliate trên blog thôi các bạn ơi.

24. Video được nhúng vào nội dung có giá trị tương đương như video được tải lên

Các video được nhúng từ các nguồn khác có cùng giá trị SEO như các video được lưu trữ tự nhiên trên một trang web.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Như vậy nếu trong trường hợp bạn không có video của riêng mình, được lưu trữ trên một trang video riêng biệt thì bạn có thể lấy video của một người khác trên Youtube và nhúng vào nội dung. Hai cách này có giá trị  SEO tương đương.

Tuy nhiên về góc độ xây dựng thương hiệu hoặc làm cho nội dung trực quan hơn thì có video của riêng bạn vẫn là ok nhất.

25. Quá nhiều liên kết nội bộ (internal links) có thể làm giảm giá trị của chúng

Việc sử dụng một lượng lớn các liên kết nội bộ trên cùng một trang có thể làm giảm giá trị của chúng.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Liên kết từ bài này sang bài khác, từ trang này sang trang khác vô cùng quan trọng. Nó giúp cho người đọc có thể di chuyển trên blog của bạn, họ ở lại trên blog lâu hơn (một yếu tố tốt cho SEO). Ngoài ra liên kết nội bộ cũng giúp bot tìm kiếm của Google di chuyển trên trang tốt hơn theo các đường link. -> Giúp index bài viết nhanh hơn.

Tuy nhiên đúng là nếu 1 bài viết mà nhiều liên kết nội bộ quá cũng không tốt, cá nhân Ngọc thường để trung bình 3-4 intenal links/ bài viết. Tóm lại là cần sử dụng internal link có chủ đích không gắn quá nhiều chỉ vì cố tình gắn cho có.

26. Nếu cần một biểu đồ, bạn nền dùng hình ảnh thay vì mã HTML

Không có lợi ích gì khi viết mã biểu đồ bằng HTML. Một hình ảnh có thuộc tính alt (thẻ text của ảnh) dễ hiểu là hoàn toàn ổn.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ý là nếu bạn cần mô tả một biểu đồ thì cứ dùng hình ảnh và nhớ gắn thẻ Alt text cho ảnh với đúng từ khoá muốn mô tả là được rồi. Không cần tạo một biểu đồ bằng HTML phức tạm. Càng đơn giản càng phát huy tác dụng.

27. Anchor Text nên cung cấp ngữ cảnh

Internal Links có thể giúp Google khám phá nhiều bài viết hơn trong một blog. Do đó, Anchor Text (chữ có chứa link) phải cung cấp ngữ cảnh cho nội dung của trang được liên kết.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ý là khi bạn gắn link nội bộ thì nên chọn một từ khoá cụ thể nói về chủ đề mà bạn muốn hướng người dùng đến. Ví dụ nếu Ngọc muốn bạn tham khảo thêm các mẹo làm SEO dành cho blogger <- thì Ngọc sẽ gắn link vào đúng anchor text như thế này.

28. Anchor Text dài sẽ cung cấp cho Google nhiều ngữ cảnh hơn

Không có gì sai khi sử dụng anchor text dài trên một trang. Trong thực tế, nó có thể hữu ích. Google sử dụng văn bản liên kết để tìm hiểu thêm về trang được liên kết đến. Thông tin đó sẽ được tính đến khi xếp hạng trang.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ví dụ bạn có bài viết về chủ đề làm email marketing. Thì thay vì chỉ gắn link vào anchor text vào chữ “email marketing” sẽ không đủ ngữ cảnh bằng việc gắn vào anchor text dài hơn như thế này: Hướng dẫn cách làm email marketing hiệu quả dành cho blogger

SEO kỹ thuật (Technical SEO)

29. Trang lỗi 404 là bình thường

Việc một trang web có lỗi 404 là điều bình thường , vì vậy Google không coi chúng là một yếu tố xếp hạng tiêu cực. Không có lý do gì để lo lắng ngay cả khi Google Search Console hiển thị tới 40% số trang của một trang web là 404.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Trang lỗi 404 là một trang không tìm thấy, không còn hiện diện trên blog. Trước đây chúng ta luôn luôn đi tìm các trang lỗi 404 để sửa hoặc loại bỏ bởi vì sợ nó sẽ ảnh hưởng đến SEO. Tuy nhiên sự khẳng định này thì nó không phải là vấn đề quá lớn.

Ngọc có một cách đó là chuyển hướng tất cả các trang lỗi 404 về trang chủ blog, tức là khi nào người đọc truy cập một trang mà gặp lỗi 404 họ sẽ được redirect về trang chủ. Để làm được điều này bạn chỉ cần dùng plugin RankMath SEO và thiết lập như hình dưới đây:

cách chuyển hướng trang lỗi 404 về trang chủ

30. Tên miền cấp cao mã quốc gia không bắt buộc để nhắm mục tiêu theo địa lý

Tên miền cấp cao nhất có mã quốc gia (CCTLD), không cần thiết đối với những người tìm kiếm nhắm mục tiêu địa lý ở quốc gia đó.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ý là nếu chúng ta viết blog cho người Việt, sống ở Việt Nam thì không nhất thiết cứ phải chọn tên miền cấp 1 với đuôi .VN

Rất nhiều blog ở VN rất thành công vẫn dùng đuôi tên miền quốc tế như .COM; .NET

31. Không sửa chữa chất lượng cho các vấn đề kỹ thuật

Để một trang web được Google coi trọng là phải đáp ứng một mức chất lượng nhất định, điều này không thể đạt được chỉ với các bản sửa lỗi kỹ thuật.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ý của Google là đừng quá chú tâm vào sửa những vấn đề liên quan đến kỹ thuật SEO một cách máy móc. Để trang blog của bạn thật sự chất lượng và được google đánh giá cao cần tập trung tạo ra nhiều nội dung có giá trị với người dùng hơn.

32. Độ dài URL là một tín hiệu nhẹ để chuẩn hóa

Google có khả năng chọn phiên bản URL ngắn hơn để hiển thị trong kết quả tìm kiếm, miễn là tất cả những thứ khác đều như nhau.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Google thích URL (đường dẫn bài viết) ngắn hơn, tóm lại là vậy. Ví dụ với URL 40-thong-tin-ve-seo-tu-john-muller.html và 40-yeu-to-seo thì Google sẽ thích cái URL ngắn hơn.

33. Giữ nguyên URL khi sửa đổi trang/bài viết

Việc sửa đổi trang/bài viết có thể gây hại nhiều hơn là có lợi nếu bạn đi thay đổi các URL. Khi thực hiện các thay đổi/ hoặc cập nhật đối vbài viết, hãy đảm bảo các URL được giữ nguyên.

Nếu các URL được thay đổi, Google có thể thu thập dữ liệu chúng dưới dạng các trang mới, có nghĩa là bắt đầu lại từ đầu về thứ hạng tìm kiếm.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Nếu theo điều này thì bạn nên cập nhật nội dung, tiêu đề, hình ảnh,… nhưng không nên thay đổi đường dẫn (URL) của bài viết. Bởi Google sẽ mất thời gian lập chỉ mục và tính thành một bài mới -> mất thứ hạng.

34. Sử dụng nhiều thẻ H1 trên cùng 1 trang là tốt

Google có khuyên bạn nên sử dụng một tiêu đề H1 không? Câu trả lời là: Không

Các nhà xuất bản có thể tự do sử dụng bao nhiêu tiêu đề H1 mà họ muốn.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Đây là một điểm mới mà hôm nay Ngọc mới biết, thường trước đây Ngọc chỉ sử dụng heading 1 cho tiêu đề bài viết, sau đó trong nội dung Ngọc có thể sử dụng nhiều thẻ heading 2;3;4

Chưa bao giờ thử dùng thẻ heading 1 trong bài, có lẽ sau này Ngọc sẽ thử nghiệm.

35. Liên kết nên Nofollow trong bài viết của khách

Nếu bạn viết một bài đăng trên một blog khác và có liên kết quay lại trang blog của bạn, thì liên kết đó phải được gắn thẻ nofollow trên đó. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các bài đăng của khách được xuất bản trên trang blog của bạn với một liên kết trở lại trang blog của tác giả.

Google coi các bài đăng của khách là quảng cáo cho trang của tác giả, vì vậy bất kỳ liên kết nào trong nội dung không được coi là liên kết tự nhiên.

cách gắn thẻ nofollow

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Điều này khá rõ ràng rồi bởi vì tránh tình trạng chúng ta lạm dụng việc xây dựng backlink. Cá nhân Ngọc khi nhận được những bài đăng khách và trong đó có liên kết về blog của tác giả thì Ngọc sẽ gắn 2 thẻ đó là nofollow & sponsored (tài trợ)

SEO tổng quan

36. SEO sẽ không trở nên lỗi thời

Mueller nói rằng anh ấy không nghĩ rằng việc làm SEO sẽ dần trở lên nỗi thời.

Điều này giải quyết lo ngại rằng máy học (AI machine) của Google sẽ tiến tới một điểm mà nội dung tốt có thể xếp hạng mà không cần SEO.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Hiện có nhiều quan điểm cho rằng các thuật toán từ trí tuệ nhân tạo sẽ dần nhận biết nội dung nào tốt, nội dung nào chưa tốt mà không cần dựa vào các yếu tố làm SEO. Giờ thì Google nói chúng tôi không nghĩ vậy, do đó chúng ta vẫn cần chú ý làm SEO nhé các bạn.

37. Tìm kiếm (Search) không phải là khoa học

Tìm kiếm không phải là một khoa học chính xác theo nghĩa là tất cả các trang web cần phải tuân theo các bước giống nhau để đạt được thứ hạng thuận lợi.

Có thể có nhiều cách để đạt được thứ hạng cao trong Google. Mọi trang web không nhất thiết phải tuân theo cùng một bản thiết kế.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ý là để hiện thị trên trang tìm kiếm không có những nguyên tắc cố định như kiểu nghiên cứu khoa học. Chúng ta có thể có nhiều cách hơn thay vì chỉ chú tâm tối ưu nội dung hoặc tập trung vào các vấn đề SEO kỹ thuật

38. Google không lập chỉ mục tất cả các trang

Google không lập chỉ mục tất cả các trang của một trang web, ngay cả khi nó biết về chúng. Mueller nói rằng có tới 20% số trang không được lập chỉ mục là hoàn toàn bình thường.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ý là nếu blog của bạn có 100 bài viết nhưng chỉ có 80 bài được lập chỉ mục thì điều đó cũng rất bình thường, vì Google nó hoạt động như thế ? 

39. Lưu lượng truy cập thấp không có nghĩa là chất lượng thấp

Đừng cho rằng một blog có lưu lượng truy cập thấp là dấu hiệu cho thấy một trang blog có chất lượng thấp.

Hoặc một trang/bài viết nào đó trên blog vẫn có thể hữu ích và có chất lượng cao, ngay cả khi nó không nhận được nhiều lưu lượng truy cập như các trang/bài viết khác.

Vì vậy, điều quan trọng là không xóa các trang/bài viết khỏi blog của bạn chỉ vì chúng không nhận được nhiều lưu lượng truy cập như bạn muốn.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Ví dụ như trang dịch vụ hay trang giới thiệu trên blog là những trang rất ít lượng truy cập. Tuy nhiên những trang này vô cùng hữu ích & rất có giá trị

40. Không có “Sandbox” hoặc “Tuần trăng mật”

Không có cái gọi là “hộp cát của Google”, nơi các trang/bài viết mới được cố tình ngăn không cho xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Cũng không có “thời kỳ trăng mật” mà các trang/bài viết mới được tăng thứ hạng vì Google ưu tiên nội dung mới. Khi một trang mới được xuất bản, Google sẽ đưa ra các giả định về vị trí mà nó sẽ xếp hạng. 

Đôi khi những giả định đó lại không chính xác, đó là lý do tại sao một trang ban đầu có thể xếp hạng cao và sau đó giảm đột ngột.

Giải thích thêm từ Ngọc Đến Rồi: Những người làm SEO thường truyền miệng nhau rằng google có những thuật toán ngăn chặn một số nội dung hiển thị hoặc có những thuật toán “ưu tiên nội dung mới”. Tuy nhiên với giải thích này thì Google khẳng định là không. Việc một nội dung mới đạt được vị trí cao rồi lại biến mất là điều rất tự nhiên.

Kết luận & góc nhìn từ Ngọc Đến Rồi

Như vậy sau khi xem xét kỹ 40 yếu tố SEO ở trên thì có lẽ chúng ta cũng đã thấy điểm mấu chốt là các nguyên tắc cơ bản về tối ưu nội dung vẫn được giữ nguyên. Nhưng nhìn một các tổng quan thì việc làm cho nội dung giá trị hơn, tự nhiên hơn vẫn là ưu tiên số 1 mà Google đòi hỏi từ bạn.

Liệu trí tuệ nhận tạo (AI) từ cỗ máy tìm kiếm Google sẽ dần thay thế các thuật toán SEO cơ bản không? Cá nhân Ngọc nghĩ là có, và nó đang diễn ra rồi. Tuy nhiên khi nào thì AI sẽ thay thế hoàn toàn thì có lẽ cần một khoảng thời gian rất dài nữa, thậm chí nó cũng không thay thế hoàn toàn 100%

Vì vậy nhưng người làm content, nhưng blogger chắc chắn vẫn phải theo dõi cập nhật các nguyên tắc, yếu tố SEO thường xuyên nếu muốn tiếp cận nhiều người đọc hơn từ tìm kiếm Google.

Bạn nghĩ sao về 40 yếu tố SEO từ Google này? Bạn đang thực hiện, áp dụng được bao nhiêu yếu tố?

3.3 7 votes
Đánh giá bài viết

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Ngọc một ly cà phê nhé!

Bạn thích nội dung này?

Ngọc thường xuyên gửi những thông tin như thế này cho bạn qua email mỗi tuần. Hơn 5000+ người đang nhận thông tin! (Mỗi tuần chỉ 2 email - Không SPAM)

Bạn cũng sẽ thích:

Theo dõi
Thông báo qua email khi
guest

14 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Trung Hiếu
Trung Hiếu
Khách
2 năm trước

Chào anh Ngọc, em làm blog review, em có nên đặt cài web vào Google new không ạ? Cảm ơn anh.

Trung Hiếu
Trung Hiếu
Khách
Reply to  Nguyễn Anh Ngọc
2 năm trước

Vậy blog của anh có cài google new chưa, sao em tìm không thấy bài viết của anh chia sẻ về google new ạ.

Son Mai
Khách
2 năm trước

Cảm ơn anh Ngọc vì bài viết rất chất lượng.

Aloha Thuần
Aloha Thuần
Khách
2 năm trước

Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn anh rất nhiều

Hoàn
Hoàn
Khách
2 năm trước

Bài viết hay quá ạ, tks anh đã chia sẻ ạ !!!
Blog của em lập mà ít lượt view quá ạ ;(( https://web-chiase.com/
Mong đọc xong bài này và em thử áp dụng sẽ tăng lên hơn ạ !!

Vu
Vu
Khách
2 năm trước

Theo e thấy cuối bài viết của a luôn có dòng chữ mời a ly cf ,e nói thật làm như này k có ý nghĩa gì hết ,thay vào đó a thêm công cụ gì kiểu như tăng uy tín cho bài viết của a, kiểu như mấy trang TMDT nó để hàng loạt sao cho từng tiêu chí vd : dòng 1 /bạn thấy bài viết này có ích k? 1sao- 10sao( nếu 10 thì chất lượng còn dưới thì xem lại bài viết )
Và dòng 2/ bạn có chỗ nào khó hiểu nữa k? ( và để như dòng 1)( cứ dưới 10 sao thì xem lại thui)
Và cứ thế dòng 3 dòng 4…..
Thui tạm thế thui ,mỏi tay quá :((

Vu
Vu
Khách
2 năm trước

A sử dụng ngôn ngữ gì code web ngocdenroi v a

Vu
Vu
Khách
Reply to  Nguyễn Anh Ngọc
2 năm trước

Thấy lạ ,k lẽ blog này a thuê ng ta viết ra hay sao, a k sợ bị mất bản quyền à, tại ý tưởng blog của a rất đặc biệt ,thiết nghĩ thuê họ viết ra thì ng viết nó làm ra hàng nghìn cái như v 😐

Chiến Phan
Chiến Phan
Khách
2 năm trước

Hay quá anh Ngọc ạ!

14
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận!x

Tải miễn phí E-book

Bí mật giúp bạn xây dựng cỗ máy ATM tại nhà.