SEO Onpage cơ bản bao gồm những yếu tố nào? Làm sao để thực hành các bước để tối ưu SEO onpage?… Rất nhiều câu hỏi phải không nào?
Ngọc nghĩ rằng chắc chắn bạn đã đọc và nghiên cứu rất nhiều kiến thức xoay quanh các vấn đề liên quan đến tối ưu SEO Onpage như tối ưu thẻ meta, mật độ từ khóa hay tối ưu hình ảnh….
Kiến thức về Seo Onpage là một khối kiến thức đồ sồ mà các Seoer có lẽ cần phải tìm hiểu cả thời gian dài mới có thể nắm bắt được hết. Nhưng nếu không phải là một Seoer và bạn đang cần tìm kiếm những yếu tố cơ bản để thực hiện việc tối ưu bài viết hay còn gọi là Seo Onpge thì bài viết này dành cho bạn.
- Đừng bỏ qua bài viết : Khám phá cách viết bài chuẩn SEO với 5 bước đơn giản
Vậy SEO Onpage là gì?
Seo Onpage là việc bạn tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm. Tối ưu hóa nội dung nhằm mục đích nhiều người có thể tìm thấy bài viết, website của bạn trên các ông cụ tìm kiếm trong đó bao gồm các công việc như sử dụng từ khóa, vị trí từ khóa, dễ đọc, sử dụng và tối hình ảnh, tối ưu hóa URL, tốc độ tải trang…
Có các ý kiến cho rằng Seo Onpage không quan trọng bằng Seo Off-page (cụ thể như số lượng backlinks), như cá nhân Ngọc cho rằng Seo Onpage vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc “hấp dẫn” các thuật toán của công cụ tìm kiếm “đến, xem rồi xếp hạng” cho website của bạn.
Ngọc sẽ gói gọn 10 yếu tố cơ bản trong một infographic ngay bên dưới đây, với những yếu tố này Ngọc tin chắc nếu áp dụng thường xuyên thì mỗi bài viết của bạn không những có cơ hội nằm trên trang nhất của công cụ tìm kiếm mà còn mang lại lưu lượng truy cập lớn cho website/blog bạn đang sở hữu.
Bạn có muốn sử dụng lại Infographic này? Hãy copy đoạn code dưới đây và dán vào trình soạn thảo của bạn!
<a href="https://ngocdenroi.com/seo/seo-on-page.html/"><img src="https://ngocdenroi.com/wp-content/uploads/2016/03/seo_on_page-co-ban.png" alt="hướng dẫn seo onpage cơ bản" width="750" height="7072" /> </a> Nguồn: <a https://ngocdenroi.com/seo/seo-on-page.html" target="_blank">Theo Ngọc Đến Rồi chấm Com</a>
SEO Onpage cơ bản với 10 yếu tố
1. Cấu trúc đường dẫn (URL) thân thiện
Luôn lưu ý đến cấu trúc đường dẫn là một trong các yếu tố quan trọng khi thực hiện tối ưu hóa bài viết. Sử dụng một URL ngắn, rõ ràng giúp cho Google đánh giá cao và xếp hạng bài viết của bạn tốt hơn ngoài ra người dùng cũng sẽ dễ dàng nhận biết được nội dung bài viết của bạn thông qua URL.
Tránh sử dụng những kiểu URL không rõ ràng như http://ngocdenroi/p=1245? hay những URL dài như https://ngocdenroi.com/10-yeu-to-co-ban-ve-seo-on-page-ma-ban-can-biet-nam-2016-cap-nhat.
Đặt từ khóa ở vị trí đầu của của URL và giữ cho URL dưới 5 từ là cách tốt nhất để có một URL thân thiện. Bài viết này Ngọc sử dụng URL bằng từ khóa chính của bài viết. Hy vọng sẽ có một thứ hạng tốt cho bài viết này. 😀
2. Tiêu đề bài viết
Thẻ tiêu đề bài viết là một yếu tố quan trọng, viết tiêu đề từ 55-60 ký tự và đặt từ khóa ngay đầu sẽ tốt hơn để từ khóa ở giữa hoặc cuối tiêu đề. Nhớ sử dụng thẻ H1 cho tiêu đề bài viết (nếu bạn sử dụng WordPress thì mặc định tiêu đề đã được đưa vào thẻ H1).
Nhưng chỉ như vậy đã đủ chưa? Chắc chắn là chưa vì nếu bạn không viết-một-tiêu-đề-hấp-dẫn thì cơ hội người đọc click vào bài viết cũng rất thấp. Sử dụng những từ như “làm thế nào” “hướng dẫn từng bước” hay “cập nhật 2016”… là cách bạn dễ nhận được click của người dùng.
Ví dụ bài viết này Ngọc đã đặt tiêu đề: Seo Onpage cơ bản: 10 yếu tố cơ bản giúp đặt bài viết lên trang đầu Google
Với cách viết tiêu đề này Ngọc đã đưa từ khóa chính “Seo Opage cơ bản” vào vị trí đầu, ngoài ra tiền tố phía sau có thể sẽ giúp tăng tỷ lệ click vào bài viết vì những người làm Seo Onpage ai mà không muốn “đặt bài viết lên trang đầu của Google” cơ chứ? 😎
3. Sử dụng hình ảnh, video trên bài viết
Có lẽ tất cả chúng ta đều biết rằng thời gian onsite (thời gian người truy cập ở trên website) và tỷ lệ thoát (bounce rate) là 2 yếu tố mà Google dùng để đánh giá chất lượng website/blog của bạn. Nếu một bài viết dày đặc toàn chữ thì nguy cơ người dùng rời đi ngay lập tức là khá cao.
Do đó đừng bao giờ quên sử dụng hình ảnh, video… để minh họa cho bài viết cũng như kích thích thị giác của người đọc. Chia nhỏ các bài viết dài thành các phần khác nhau hay đặt liên kết nội bộ, sử dụng anchor text hợp lý là cách giúp bạn giảm tỷ lệ thoát hiệu quả
4. Tối ưu thẻ ALT của hình ảnh
Các công cụ tìm kiếm không thể hiểu được hình ảnh của bạn, nó chỉ có thể biết hình ảnh đang nói lên điều gì bằng cách đọc thẻ ALT và tên file ảnh. Chắc chắn rằng bạn đưa từ khóa chính cần seo vào trong tên file ảnh và thẻ ALT.
Ví dụ: tên file ảnh nên đặt theo kiểu: Seo_on_page_co_ban.JPG và đưa từ khóa vào thẻ ALT như hình dưới
Bài viết bạn không nên bỏ qua: SEO hình ảnh như thế nào để Google “yêu mến” bạn?
5. Sử dụng các liên kết ngoài (Outbound link) cho bài viết
Các liên kết nội (internal links) giúp cho cấu trúc liên kết website của bạn trở nên chắc chắn và tăng tốc độ index bài viết. Sử dụng thêm các liên kết ngoài (outbound link hay external link) đến các website/blog uy tín có cùng chủ đề lại giúp cho Google biết được website của bạn có chủ đề gì.
Ngoài ra outbound link còn thể hiện cho đọc giả của bạn thấy rằng bạn là một người rất hiểu biết và “hào phóng”, thường xuyên sử dụng liên kết ngoài còn giúp cho blog của bạn trở thành một “trung tâm thông tin” hữu ích.
6. Sử dụng từ khóa liên quan, đồng nghĩa
Sử dụng các từ khóa liên quan đến từ khóa chính trong bài viết là cách bạn có thêm được rất nhiều lượt truy cập thông qua công cụ tìm kiếm.
Ví dụ bạn đang SEO từ khóa chính là “Seo Onpage” thì tại sao bạn không rải thêm các từ khóa liên quan như “Seo onpage là gì?” “Seo onpage cơ bản” ” hướng dẫn Seo” hay “tự học seo”….
Vậy làm sao để tìm được các từ khóa liên quan, đơn giản bạn có thể dùng ngay công cụ gợi ý của Google ở trong ô Search Box và phần cuối trên trang tìm kiếm như hình dưới đây
7. Tăng tốc độ tải trang
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 75% người dùng sẽ không kiên nhẫn đợi quá 3 giây để đọc bài viết của bạn. Do đó bằng mọi cách hãy tăng tốc website/blog của bạn.
Để kiểm tra tốc độ tải trang và khắc phục các vấn đề tốt nhất bạn nên sử dụng công cụ Google PageSpeed hoặc Pingdom hay GTmetrix.com
Thạch Phạm đã có một serie hướng dẫn tăng tốc website/blog WordPress từ A đến Z tại đây.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ CDN miễn phí từ CloudFlare Ngọc đã hướng dẫn trước đây.
8. Thêm nút chia sẻ lên mạng xã hội
Không ai còn có thể phủ nhận được tầm quan trọng của mạng xã hội trong công việc truyền thông marketing, do đó nếu website/blog của bạn không có chức năng chia sẻ lên mạng xã hội thì bạn đang đánh mất một số lượng truy cập rất lớn.
Càng nhiều lượt like, share, comment thì chỉ số xếp hạng của bạn càng được Google đánh giá cao, do đó hãy làm sao để người đọc có thể dễ dàng tìm thấy nút like, share trên trang của bạn. Sử dụng công cụ SumoMe là một cách vô cùng hữu dụng để có thêm được lượng traffic.
9. Bài viết dài được xếp hạng tốt hơn
Một trong những yếu tố giúp Seo Onpage hiệu quá đó là “sản xuất” những bài viết dài. Các bài viết trên 2000 từ luôn được Google ưu ái và đánh giá cao.
Ngọc luôn viết những bài viết có ít nhất 1000 từ với mục tiêu tăng thứ hạng, ngoài ra khi viết bài dài cơ hội để được xếp hạng với các từ khóa liên quan là vô cùng lớn.
10. Đảm bảo website/blog của bạn thân thiện với các thiết bị mobile
Người dùng đã chuyển từ máy tính để bàn sang laptop và hiện này từ laptop sang các thiết bị di dộng cầm tay ngày một gia tăng. Do đó nếu website của bạn không hiển thị tốt trên thiết bị di động thì chắc chắn bạn đang tự hạ thấp điểm số với Google và ngay cả với người dùng.
Kiểm tra ngay website của bạn đã thân thiện với mobile chưa bằng công cụ Mobile-friendly của Google.
Các yếu tố quan trọng khác trong Seo Onpage mà bạn cần biết
Nội dung có chất lượng
Chắc bạn đã quá chán khi nghe đến việc cần phải viết nội dung có ích? Thực ra Google cũng chỉ là một cỗ máy hay robot, nó không thể biết nội dung bạn với có ích hay không, nhưng nó có các thuật toán cũng như phương pháp để đánh giá điều này: Đó chính là trải nghiệm người dùng
- Số lượng người quay trở lại website/blog của bạn
- Thời gian họ ở lại trên site?
- Số lượng người bookmark site của bạn?
- …
Thời gian trên trang
Tỷ lệ thoát thấp là một điều tốt nhưng thời gian trên trang còn là yếu tố tốt hơn rất nhiều, nếu một ai đó đến bài viết của bạn và họ nhấn nút back trên trình duyệt ngay thì đây chính là dấu hiệu cho Google thấy nội dung của bạn không đủ ..sexy 🙄
Vì vậy việc tạo ra nội dung dài và có ích vẫn là yếu tố tốt nhất để bạn làm Seo Onpage, đưa thêm video vào bài viết cũng là một phương pháp tăng thời gian trên trang rất hiệu quả.
Thẻ H2 và H3
Có những quan điểm cho rằng thẻ H2 và H3 không quan trọng trong Seo Onpage? Ngọc thật sự chưa kiểm chứng được điều này, nhưng ít nhất với việc tạo bố cục bài viết rõ ràng thì thẻ H2, H3 vẫn hữu ích. Và nếu thường sử dụng thẻ H2, H3 thì tại sao bạn không đặt từ khóa cần Seo trong 2 thẻ này?
Mật độ từ khóa
Bao nhiêu là đủ, bao nhiêu cho tự nhiên và bao nhiêu để Google không cho rằng bạn đang spam từ khóa. Ngọc thường để tỷ lệ từ khóa dưới 1% và thấy rằng vẫn hiệu quả và không làm cho người đọc có cảm giác đang bị nhồi nhét từ khóa vào bài viết.
Lưu ý bạn cũng nên đặt từ khóa vào đoạn đầu (trong 100 -150 từ) và đoạn cuối của bài viết, đây là cách rất tốt cho công việc tối ưu bài viết.
Lời kết
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm Seo Onpage mà Ngọc có được, Ngọc rất mong muốn chia sẻ với bạn những điều này để có thể tối ưu hơn cho blog cũng như các bài viết của bạn. Cuối cũng vẫn với mục tiêu để người dùng dễ dàng tìm thấy website của bạn trên Google.
Bạn có kinh nghiệm gì Seo Onpage cơ bản, hoặc các thủ thuật tối ưu bài viết của riêng mình? Ngọc rất muốn học thêm từ bạn, hãy để lại câu hỏi hoặc góp ý bất cứ điều gì ở bên dưới mục bình luận.
Em cảm ơn bài viết của anh ạ! Em muốn hỏi thêm là một blog thì cần bao nhiêu plugin và đó là những plugin nào?
neu mobile-friendly keu trang minh chua than thien thi phai lam sao a
Thì phải đổi theme hoặc thiết kế lại trang cho nó thân thiện mới mobile bạn nhé, cách đơn giản nhất là đổi theme nếu bạn đang dùng WordPress
thank’s anh Ngọc vì những chia sẻ hữu ích
Ok duylink, rất vui khi bạn thích bài viết. Bạn áp dụng và công việc SEO cho web của bạn nhé!
Anh Ngọc làm infographic bằng ứng dụng gì đẹp vậy? Anh có bài nào hướng dẫn làm infographic không ạ?
Mình làm băng phần mềm photoshop, hoặc bạn có thể lên designbold.com hoặc canva.com làm online và tải về nhé
Mình có dùng trang web tên miền .com, nhưng bị một số nhà mạng chặn, nên giờ mình lập thêm một web khác y như thế với tiên miền .net. Tức chạy 2 tên miền với tất cả đều giống y như nhau. Khi đăng bài mới nó sẽ tự lên 2 tên miền giống như nhau. nếu nói về SEO có bị ảnh hưởng gì không nhỉ
Mình nghĩ là không có lợi vì nội dung bị tính là trung lặp bạn nhé!
Vậy seo thực chất là công đoạn hoàn thiện sản phẩm cuối cùng chứ không phải là một dụng cụ hay chương trình gì phải không anh?
Chính xác, thực chất là tối ưu sản phẩm (bài viết, website) để đạt được thứ hạng cao. Nhưng đây là SEO onpage bạn nhé tức là thực hiện các phương pháp tối ưu trên trang, còn SEO off-page nữa (ví dụ như đi backlink).
SEO nhức đầu lắm, tóm lại cứ xây dựng nội thật tốt, thật có giá trị cuối cùng là SEO thôi! 😀
Bài viết rất ấn tượng và hữu ích. Vì biết về SEO rồi nên chỉ thích nhìn hình ảnh ở đầu bài viết là hiểu rồi.
Cám ơn bạn. Rất mong nhận được chia sẻ thêm về kinh nghiệm SEO onpage của bạn!
Khá hay đó thanks a nhé
@Tâm
Thanks bạn đã quan tâm. Rất mong nhận được những chia sẻ từ kinh nghiệm SEO Onpage của bạn.
Bài viết rất hay. Thank anh.
Em có 1 site làm cũng rất ok nhưng sao các từ khóa vẫn chưa vào được top 100 nữa. Nội dung là em tự biên soạn lại. Nếu được mong anh tư vấn giúp. Site em là: congnghevr.info
Site của bạn cũng còn mới phải không? Nhưng về cơ bản Ngoc thấy rất ok đó bạn chú ý đi anchor text chuân rhown một chút xíu nữa và cố đầu tư các bài dài hơn để tăng thứ hạng trước.
Bổ sung cho bác nhé. Trong một nghiên cứuu đã chỉ ra rằng hình ảnh trong một bài viết ít nhất có 1 hình thì tốt. Số lượuong lon hon 2 ko có tác dụng nhiều
.
Ps: phần comment blog bác bị lỗi trên iphone nhé
Thanks bạn đã bổ xung. Nhưng các bài hướng dẫn chi tiết mà có nhiều hình ảnh thì lại có ích cho người dùng đúng không?