Có khi nào bạn tự hỏi tại sao có những người được gọi là Blogger thành công?
Bạn tự hỏi cũng là viết blog, tại sao thằng Ngọc nó có thể viết blog toàn thời gian? Còn bạn thì không?
Tại sao có rất nhiều blog đã và đang ra đời mỗi ngày, nhưng cuối cùng: Có quá ít những người đứng sau những blog đó được gọi là BLOGGER?
Cái nghề viết blog, con đường trở thành blogger khó đến vậy sao?
Trong bài viết này Ngọc sẽ cùng bạn tìm ra những câu trả lời đó, cuối cùng hy vọng rằng bạn sẽ biết được tại sao có quá ít blogger thành công? Trong khi đó đang có rất nhiều blogger thất bại (hoặc sẽ thất bại).
Trước hết…
Khi nào bạn được gọi là một blogger?
Mua một tên miền, một gói hosting và sau đó quăng lên đó vài bài viết… rồi nói với những người khác rằng “tôi là một blogger”
Thật sự đó là cách mà rất nhiều bạn đang chuẩn bị làm như thế! Và cuối cùng sau vài bài viết… vẫn không có ai gọi bạn là một blogger!
Bạn chán nản vì không đạt được mục đích, thế là không viết nữa và cuối cùng “cái ước mở trở thành một blogger” cũng chỉ có mỗi mình bạn biết!
Vậy thật sự để được gọi là blogger cần phải như thế nào?
Bạn đang tạo ra một blog hay một website?
Về cơ bản muốn mọi người gọi bạn là blogger thì bạn cần phải viết blog. Một blog và một website hoàn toàn khác nhau, phía sau blog là một blogger còn phía sau một website thường mọi người ẩn danh, một nhóm biên tập.
Bây giờ hãy xem một website được tạo ra từ một cá nhân dưới đây nhé, thường mọi người sẽ không biết ai đứng sau website này.
Vì họ không chú trọng đến sự kết nối mang tính cá nhân, họ có trang giới thiệu nhưng họ không lộ diện và vì thế mọi người không thể gọi họ là một blogger. Dù tên miền có gắn chữ “blog”
Cá nhân Ngọc nghĩ rằng để được mọi người gọi bạn là một blogger thì cần phải:
- Thực sự tạo và viết blog, cần thể hiện tính cá nhân của bạn trên chính blog đó
- Giúp đỡ được những người khác thông qua chính blog của mình
- Bạn cần phải có đủ thời gian, đủ đam mê để được công nhận
Một blogger là người viết blog, người đứng sau blog của mình nhưng cũng phải là người giúp được người khác thông qua công việc viết blog. Và quan trọng hơn bạn cần thời gian.
Cá nhân Ngọc tin rằng sau 1 tuần tạo blog, sau vài ba bài viết bạn có thể tự gọi mình là một blogger. Nhưng để những người khác gọi bạn là một blogger thì có lẽ sẽ phải tính bằng năm.
Bạn có biết để được những người khác gọi Ngọc là một blogger cần bao nhiêu thời gian không?
Trong 3 năm đầu tiên viết blog chưa bao giờ có ai gọi Ngọc là một blogger, gần đây (tức là sang năm thứ 4) thỉnh thoảng khi đi vào thang máy, đến các điểm vui chơi hay đi đâu đó mới có người nhận ra Ngọc và lại gần hỏi: Anh/bạn có phải là blogger Ngọc Đến Rồi không?…
Do đó, vấn đề ở đây là thời gian!
…Và khi nào bạn được coi là một blogger thành công?
Khi mà bạn có thể sống với công việc viết blog ít nhất là 80% thời gian. Còn tốt nhất là 100% (tức là toàn thời gian)
Tức là blog có thể giúp bạn tạo ra thu nhập, thu nhập đó có thể không giúp bạn lo được cho cả gia đình, trở nên giàu có nhưng chí ít nó phải giúp bạn nuôi sống chính bản thân mình.
Lúc đó bạn đã là một blogger thành công, tức là bạn có thể sống với nghề viết blog!
Ngoài ra, bạn được coi là một blogger thành công nếu những blogger khác đề cập đến bạn, lấy câu chuyện của bạn để kể cho những người khác hoặc chia sẻ như một bài học.
Giống như nhiều blogger khác nhắc đến Ngọc ở những bào viết của họ.
Hay như Ngọc đã từng nhắc đến và chia sẻ rất nhiều câu chuyện của các blogger thành công khác ở chuyên mục Come To Share.
- Đừng bỏ qua: 7 điều cần biết nếu muốn trở thành một Blogger toàn thời gian và từng bước thoát khỏi “công việc 8-5” của bạn!
Tóm lại bạn cần chứng minh cho mọi người thấy hành trình của bạn, những kết quả, những bằng chứng để bạn có thể sống với nghề viết blog và lúc đó cộng đồng sẽ công nhận bạn.
Đó là những người được gọi là blogger và trở thành một blogger thành công. Nhưng trên thực tế số này quá ít, ngược lại những người đã từng thất bại với blog lại quá nhiều.
Vậy lý do tại sao họ thất bại? Có lẽ là…
#1. Họ thật sự không hiểu bản chất của blog là gì?
Có rất nhiều người bắt đầu một blog mà hầu như không thể phân biệt được bản chất của blog là gì?
- Một số người nghĩ rằng nó là một nhận ký cá nhân online: Sau đó họ viết về điều họ buồn, điều họ vui, họ đi đâu ăn gì… thực sự bản chất của một blog và công việc của một blogger là phải giúp mọi người giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, cung cấp cho họ một giá trị nào đó!
Còn nếu bạn chỉ đơn thuần viết về bạn, viết về con chó, con mèo, con “bồ” của bạn thì blog đó dần dần sẽ không có ai đọc vì họ không có đủ thời gian, không có đủ sự quan tâm và cuộc sống cá nhân của bạn cũng không đủ sức hút để họ theo dõi bạn. Đơn giản họ không tìm thấy giá trị gì từ bạn!
- Một số người bắt đầu blog chỉ để kiếm tiền: Điều này là mục tiêu đúng đắn nhưng nếu bạn chỉ nghĩ đơn giản viết blog để kiếm tiền và quá tập trung cho việc kiếm tiền thì coi chừng bạn sẽ không thể kiếm được tiền.
Nếu xuất phát điểm của bạn chỉ đơn giản là tạo một blog để kiếm tiền thì khả năng bạn sẽ bị hút vào những chủ đề, những loại bài viết mà thật sự bạn không có kiến thức. Bạn chưa từng đi du lịch nhưng bạn thấy họ nói xây dựng một blog du lịch sẽ kiếm được nhiều tiền, bạn viết blog về du lịch.
Cuối cùng bạn sẽ không thể viết, người đọc sẽ nhận ra những điều bạn chia sẻ là không có giá trị và cuối cùng tiền cũng không kiếm được, mà cũng cũng không ai gọi bạn là “blogger du lịch”
Vì thế dù thế nào đi nữa, nếu muốn thành công, muốn trở thành một blogger thực sự bạn cần phải hiểu:
Blog là một website của cá nhân, của một blogger. Ở đó họ chia sẻ những kiến thức, những giá trị, hành trình và câu chuyện của chính họ để giúp đỡ cho đọc giả của họ.
Hơn nữa bạn cần phải nhớ:
Readers come first, money comes later – Người đọc đến trước, tiền đến sau!
#2. Họ e dè & ngại chia sẻ
Ngọc khuyên bạn nếu thật sự bạn còn e dè, còn ngại xuất hiện, không dám chia sẻ hết mình thì bạn hãy tạm… gác lại giấc mơ trở thành một blogger!
Bạn có thể chọn cách tạo ra một website so sánh giá, chia sẻ mã giảm giá hay một website review sản phẩm để chỉ với mục đích kiếm tiền. Và không ai biết bạn đứng sau website đó!
Nhưng nếu bạn muốn trở thành một blogger thành công thì bạn sẽ phải “lộ diện”, phải đối mặt, phải tương tác để kết nối với đọc giả của bạn.
Hãy tự hỏi, một đọc giả họ vào blog của bạn vì lý do gì?
Có phải ngoài việc họ học được một điều gì đó thì họ còn đang theo dõi hành trình, câu chuyện của bạn. Họ cần được bạn truyền cảm hứng và vì họ yêu mến bạn.
Vì vậy nếu bạn đang viết blog nhưng bạn còn chưa tự tin để chia sẻ bài viết đó lên tài khoản Facebook cá nhân, chưa dám chia sẻ nó cho người thân, bạn bè của bạn. Thì làm sao bạn có thể tự tin chia sẻ, giúp đỡ cho cả cộng đồng ngoài kia (những đọc giả đang chờ bạn)?
Ngọc đã theo dõi rất nhiều blogger trong nhiều năm (cả ở Việt Nam và nước ngoài), Ngọc thấy những người được thực sự gọi là blogger chuyên nghiệp, được cộng đồng công nhận. Và họ viết blog như một cái nghề chính là những người dám xuất hiện, dám chia sẻ những câu chuyện, những mối quan hệ, thậm chí cả người thân của họ trên blog.
Ngược lại có những người chỉ đơn thuần chia sẻ kiến thức, trên blog không có trang giới thiệu hoặc có thì cũng không thấy được một tấm ảnh cá nhân.
Chưa bao giờ thấy họ viết về cuộc sống, những câu chuyện trên hành trình xây dựng blog của họ thì khả năng rất cao đến một ngày nào đó họ sẽ không còn cảm hứng để viết blog.
Và có phải vì họ mất cảm hứng viết vì họ không tìm được sợi dây kết nối với chính đọc giả của họ?
#3. Họ rất hào hứng lúc ban đầu… nhưng thiếu kiên trì sau đó
Thông thường Ngọc quan sát và thấy rằng những bạn mới lần đầu tiếp cận với blog họ rất hào hứng, họ được truyền cảm hứng, họ thấy mình đầy năng lượng.
Sau đó họ rất nhanh để quyết định tạo một blog, sau đó họ viết, viết và viết. Họ chia sẻ liên tục với bạn bè, người thân. Thậm chí một số người còn chi tiền chạy quảng cáo.
Nhưng sự hào hứng đó thường diễn ra không quá 3 tháng. Trong tháng đầu tiên họ thấy có sự phát triển về lưu lượng truy cập, đó có thể là bạn bè, là người thân của họ.
Những người này truy cập vào blog đơn giản vì tò mò, vào đọc để xem bạn của họ đang làm cái gì, viết cái gì đó.
Sang đến tháng thứ 2 thứ 3, họ thường cảm thấy sự hào hứng dần dần biến mất. Họ thấy không còn ai truy cập, không ai phản hồi về những điều họ viết trên blog.
Thậm chí họ chia sẻ bài viết đó lên tài khoản facebook cá nhân, bạn bè của họ cũng không like, không comment. Họ nản!
Họ kết thúc “sự nghiệp viết blog” sau tháng thứ 3! Hầu hết là như vậy!
Và thực tế là như thế, về cơ bản đối với một blogger mới thì thật sự trong 4 tháng đầu tiên hầu như là… tự viết và tự đọc.
Dù bạn viết có hay, có tạo ra nội dung giá trị như thế nào đi nữa thì đúng là trong 3-4 tháng đầu viết blog thật-sự-rất-cô-đơn. Google chưa đủ thời gian để đề xuất nội dung của bạn cho người đọc, blog của bạn cũng chưa đủ uy tín, chưa đủ niềm tin để người đọc quay trở lại thường xuyên.
Đó là một thực tế mà bạn cần phải chấp nhận. Nhưng nếu qua được đến tháng thứ 4, Ngọc tin chắc mọi chuyện sẽ khác.
Do đó với tất cả kinh nghiệm Ngọc khuyên bạn nên coi công việc viết blog và trở thành một blogger là một hành trình, là một cuộc chạy đua đường dài.
Trở thành một blogger không đơn giản như việc trở thành một nhân viên bán bảo hiểm. Bạn có thể dễ dàng được mọi người gọi là nhân viên bán bảo hiểm khi khoác lên người một bộ đồ vest, đeo vào chiếc cavat, sau đó chào hàng gói bảo hiểm nhân thọ.
Nhưng bạn không thể mua một chiếc máy tính, tạo một blog sau đó viết vài bài và đòi hỏi mọi người công nhận bạn là một blogger. Hai điều này, hai công việc này hoàn toàn khác nhau, đòi hỏi mức độ kiên trì khác nhau.
Lời kết
Trong 4 năm làm việc và viết blog toàn thời gian Ngọc đã chứng kiến không biết bao nhiêu blog ra đời, đã từng nói chuyện với rất nhiều blogger mới.
Đã thấy họ rất hào hứng, rất quyết tâm nhưng cuối cùng những người còn đi với công việc viết blog đến nay, còn sống với nghề viết blog thật sự rất ít. Nếu không muốn nói chỉ đếm được trên đầu hai bàn tay.
Và không chỉ những blogger mới, bên cạnh đó còn cả những blogger đã rất thành công nhưng cuối cùng cũng ngừng viết blog. Cũng không thể tiếp tục coi blog như một cái nghề??!!??
Có thể họ thay đổi công việc? Có thể họ có một dự án kinh doanh mới? Hay họ không còn cảm hứng viết, hay họ không tìm thấy sự kết nối với đọc giả…?
Đã bao lâu rồi bạn không còn được đọc những bài viết mới của Thạch Phạm? Đã bao lâu rồi bạn không còn được nhận những chia sẻ giá trị từ Khuê Trần?… Những blogger đã từng rất thành công, đã từng được bạn & Ngọc rất yêu quý!
Hãy chia sẻ những suy nghĩ của bạn, đối với bạn một blogger thành công là gì?
Chào anh, em mới lập blog được 2 tháng chuyên về mảng du lịch. anh có thể đánh giá giúp qua blog của em không ạ. Blog của em là lonasy.com. vì du lịch là một mảng rộng nên nhiều khi em thấy tìm chủ đề bài viết lại rất khó.
Làm blog du lịch em cần đi theo hướng KOL (trở thành người ảnh hưởng), anh nghĩ em cũng nên tạo một kênh youtube để có thể chia sẻ nhiều hơn về du lịch. Thật sự mảng du lịch rất khó nhằn nhưng nếu nhằn được thì rất tiềm năng. Anh có một một bài rất chi tiết về cách trở thành Blogger du lịch: https://ngocdenroi.com/blog/tro-thanh-mot-travel-blogger.html
Em xem nhé, chúc em thành công!
Đơn giản là nếu ai cũng thành công thì không có ai thất bại để có bài học noi theo 🙂
Cám ơn anh Ngọc rất nhiều. Thực sự cần phân tích lại bản thân đang muốn gì, cần làm gì ngay lúc này.
Bài viết có vẻ tác động manh đến công việc của @Michael hả? Hy vọng bạn sẽ tìm ra điều thực sự muốn gì và cần phải làm gì.
Cảm ơn anh Ngọc vì bài chia sẻ rất hữu ích. Bài viết thật sự phải làm mọi người suy ngẫm rõ ràng lại định hướng của mình.
Rất vui khi Trung Luan thích bài viết này hy vọng bạn sẽ tiếp tục ủng hộ Ngọc Đến Rồi chấm Com
rất cảm ơn chia sẻ bổ ích của anh Ngọc
Cám ơn Linh Nguyễn và chúc bạn luôn thành công
Anh Ngọc ơi! Cho em hỏi nha, mình xây dựng một blog dạng thông tin hay phát triển thương hiệu cá nhân mình thì tốt nhất! Monh anh phàn hồi ^^
Tuỳ em thôi, nếu đơn thuần muốn làm tin tức thì không cần quan tâm đến blog làm gì. Em cứ gọi đó là website tin tức.
Còn làm blog cá nhân thì em sẽ cần học thêm về cách cá nhân hoá nội dung, điểm khác biệt là như vậy. Không có cái nào tốt hơn cái nào cả, chỉ có hình thức nào phù hợp với em nhất mà thôi.
Thank anh nha.
Một website và một blog, nội dung như nhau. Nhưng không quang cáo, không tiếp thị cho món hàng nào, chỉ viết, viết và viết … Cũng có lượng truy cập bình thường thì web và blog đó có làm tiền ko anh ?
P/s: người nhập môn muốn có một web hoặc blog để viết, viết…
Về cơ bản muốn kiếm được tiền thì cần phải có lượng truy cập đủ lớn ở một lĩnh vực cụ thể nào đó bạn à. Còn cách kiếm tiền thì phổ biến hiện nay vẫn quanh 3 cách chính:
1. Quảng cáo
2. Bán, cung cấp sản phẩm/dịch vụ
3. Tiếp thị liên kết
rất cảm ơn anh Ngọc, tiêu chí blogger như này thì đa số các cây bút mảng travel hay food, beauty mới là blogger chính hiệu vì họ đa phần đều phải lộ mặt !!!
Chắc chắn là như vậy rồi vì thế chúng ta mới gọi thêm một cái tên là blog và có thêm cách gọi là những blogger. Còn không có những yếu tố, tiêu chí đặc biệt thì có lẽ chỉ cần đơn thuần gọi là trang web, hay các biên tập viên.
Bài này anh Ngọc viết rất hay, cá nhân em thì thích làm một Blog mà ẩn danh hơn là công khai thông tin, mỗi người một cách nghĩ, và em nhận ra qua nhiều Blog em quản lý và cộng tác, cái nào em ẩn danh thì nó lại thành công hơn.
Cám ơn em đã chia sẻ. Có lẽ cũng là một cách nhìn. Nhưng cá nhân anh thì vẫn bảo toàn quan điểm nếu người đọc không biết ai viết bài sau trang web họ đọc thì đơn thuần đó mới chỉ là một website (cách gọi chung như thế). Chưa thể gọi là một blog.
Thật ra một số bác ngưng viết bởi vì tìm được mục tiêu lớn hơn, blog ko phải là mục tiêu cuộc đời của họ dù nó vẫn mang lại cảm hứng hay thu nhập.
Còn 1 vấn đề nhỏ, đó là tuổi thọ của blog hay nói chung những chia sẻ dạng text trong tương lai, cũng nên đi tìm một lối thoát khác, cái gì cũng có thời hạn mà, dù ngắn hay dài, nhưng chắc chắn ko có vĩnh viễn.
Cám ơn Nguyễn Hoàng đã chia sẻ!
Có một câu nói rất hay đó là: Khi bạn muốn ngừng lại, muốn bỏ cuộc hay nghĩ về lý do bạn bắt đầu là gì? Tất nhiên xu hướng về content luôn luôn thay đổi, và người ngừng lại cũng có rất nhiều lý do. Lý do có thể là không bắt kịp được xu hướng, không có thời gian, không còn cảm hứng…
Tớ muốn tạo một website hoặc là blog, cái nào hay hơn ạ Anh Ngọc
Cái này mình nghĩ bạn nên hỏi tiếp một câu: Bạn có muốn trở thành một blogger hay không?
Nếu câu trả lời là KHÔNG thì bạn nên xây dựng một website, còn nếu ngược lại thì bạn tạo một blog nhé!
blog khuê trần mạnh thế mà bác ấy ko phát triển nữa, tiếc thật.
blog khuetran sao bằng các site authority của bác ấy, bán toàn vài chục k đến trăm k usd/ site
chắc thế thật, hiuhiu
Cám ơn bài chia sẻ giá trị, giúp tạo thêm động lực của anh Ngọc. Và em biết em nằm trong top những người thành công với Blog. Em sẽ phát triển Blog https://hungchiase.com/ này lớn mạnh, để có thể giúp đỡ được nhiều người hơn nữa !
blog bạn hay quá, cùng ghé blog mình trao đổi hợp tác nếu có nhé: https://kiemtienchuan.com
Đọc bài viết này của anh xong, nhận ra nhiều thứ. Tự thấy bản thân mình vẫn còn vướng mắc đâu đó. Vẫn loay hoay tìm hướng đi cho blog. Tự vấn cách nào gắn kết với độc giả hơn. Blog cookkim.com của em đã qua 7 mùa trăng và sẽ còn nhiều mùa trăng nữa. Rất mong nhận được đánh giá của anh về blog của em. Thanks anh Ngọc nhiều
Em mới vào Blog của chị cookkim.com.Chị có thể kết bạn Facebook với em không ? Facebook của em https://www.facebook.com/solo.mitto
Hưng ơi nếu có thể giúp chia sẻ những kiến thức làm marketing và phát triển kênh Youtube cho @Kim Do nhé. Lĩnh vực ẩm thực mà không có Youtube thì là một thiếu sót rất rất lớn đấy nhỉ!
Hehe, em đã đi trước anh một bước rồi. Ahihi
hehe, em đã đi trước anh Ngọc một bước rồi. Ahihi
Chị mới Add Hưng rồi đó nha! 🙂
dạ, ok chị. Em đã thấy 🙂
Anh rất ấn tượng về tượng về blog ẩm thực cookkim.com của em, nội dung rất chỉnh chu, đặc biệt hình ảnh đẹp tuyệt. Với lĩnh vực ẩm thưc thì phần nhìn là vô cùng quan trọng, em đã làm tốt phần hình ảnh rồi. Tuy nhiên…
Với kênh youutube thì anh thấy còn hơi ít video, chiến lược marketing của ẩm thực có thể như thế này:
1. Blog chuyên để đầu tư vào phần công thức, kinh nghiệm ẩm thực và hình ảnh (nhưng đặc biệt cần phải chú trọng vào tối ưu SEO nội dung để tăng traffic, ví dụ thay vì chỉ đơn thuần viết một bài với tiêu đề “bánh hạnh nhân chuối” thì em có thể viết chi tiết tiểu đề “hướng dẫn cách làm bánh hạnh nhân chuối ngay tại nhà” ” Công thức làm bánh hạnh nhân chuối siêu đơn giản”… sau đó nội dụng nhằm mục tiêu hướng dẫn người đọc có thể tự xử nagy tại nhà.
2. Với facebook thì em nên tập trung vào tài khoản profile cá nhân để xây dựng hình ảnh thương hiệu, dần dần từng bước trở thành một người được tin tưởng trong lĩnh vực ẩm thực mà em theo đuổi(ví dụ chuyên về thực dưỡng, gia vị bằng thảo mộc). Trên facebook cũng nên chia sẻ những video ngắn hướng dẫn nhanh công thức làm các món, nhớ là video ngắn thôi nhé.
3. Còn với kênh youtube thì là nơi rất dễ để có được lượt theo dõi và follow (đặc biệt là lĩnh vực ẩm thực). Video Youtube thì cần dài hơn, hướng dẫn chi tiết cách nấu một món ăn, mẹo nấu ăn ngon, cách chọn nguyên liệu, thậm chí cách sử dụng các công cụ nấu nướng (áp dụng thêm kiến thức tiếp thị liên kết vào đây để tạo thu nhập ban đầu)
4. Instagram thì em đang làm khá tốt rồi, chủ yếu chia sẻ hình ảnh món ăn, câu chuyện xung quanh món ăn đó.
Chúc em ngày cành thành công với đam mê của mình, nói chung blog rất ấn tượng và cảm giác ban đầu của anh là em biết cách làm marketing, biết cách trở thành một food blogger.
Cảm ơn những lời khuyên của anh, em thật sự rất cần những nhận xét như thế này. Thú thực là em chưa tập trung phát triển kênh Youtube lắm vì nó ngốn nhiều thời gian quá. Từ khâu quay tới edit hậu trường, đôi khi mất cả 3-4 ngày. Thêm một điều nữa là phải chọn một style dựng phim. Video ẩm thực bây giờ nhiều mà em là đứa thích hoàn hảo cơ, phải nổi trội và khác biệt nên mãi vẫn chưa ra được concept cho youtube. Kế hoạch năm sau của em là tập trung cho kênh này. Anh nghĩ ra tiêu đề hay thiệt á. Nhiều khi em ngồi mấy tiếng đồng hồ mà không biết gọi tiêu đề sao cho “gắt” một chút. Một lần nữa cảm ơn anh Ngọc. 🙂
@Kim Do
Đúng là làm video khá mất thời gian, nhưng mức độ viral của nó rất tốt, đặc biệt với lĩnh vực ẩm thực em à. Nên dù mệt dù mất thời gian thì anh nghĩ vẫn cần phải làm.
Còn về việc viết và tối ưu tiêu đề em có thể tham khảo hai bài này nhé:
1. Cách viết tiêu đề để cả Google và người đọc đều yêu mến bạn: https://ngocdenroi.com/seo/cach-viet-tieu-de.html
2. 10 mẫu bài viết dành cho Blogger – Lưu lại & dùng cả đời: https://ngocdenroi.com/blog/mau-bai-viet-danh-cho-blogger.html
Cảm ơn a Ngọc rất nhiều. E đang trải qua tháng thứ 5 cùng 1 blog của mình và đã có những nguồn thu nhập đầu tiên. E rất vui vì điều này. Cảm ơn anh vì những chia sẻ tuyệt vời!
Chúc mừng Duy, qua được 5 tháng là viết blog cũng gần như thành thói quen rồi. Đã có những thu nhập đầu tiên nữa là có thêm động lực để tiếp tục.
Em cũng đang loay hoay trên con đường trở thành một blogger. Đúng là 3 tháng đầu rất có nhiều cảm hứng và viết rất nhiều. Sau đó có nhiều vấn đề khiến việc viết blog bị trì hoãn. Để trở thành một blogger thành công thực sự rất khó…
Vấn đề trì hoãn là tình trang chung của tất cả mọi người trong cuộc sống chứ không riêng gì lĩnh vực blog, nhưng ai qua được 3-4 và qua được giai đoạn hào hứng mà vẫn giữ được đam mê thì mới đi đường dài được.
Chúc Bảo giữ được đam mê nhé!
Cảm ơn anh, em vẫn duy trì viết bài dù đi làm 12h mỗi ngày. Tìm cách hoặc tìm cớ, em đã chọn tìm cách dù quỹ thời gian khá ít ỏi. Hy vọng một ngày nào đó được trở thành một blogger như anh.
Chúc anh sức khỏe và thành công hơn nữa.
Ngocdenroi là một trong số ít blog Việt Nam em theo dõi, văn phong và cách viết đáng để học hỏi. Em hoàn toàn đồng ý với các ý anh Ngọc chia sẻ! Bookmark thêm một bài viết hay từ anh.
@Cường Trần
Cám ơn em vì những chia sẻ, anh đang rất ấn tượng với blog của em. Trải nghiệm tuyệt vời ngay từ lần đầu đến, ấn tượng với cách làm nội dung phong cách rất cá nhân hoá. Tuyệt vời Cường Trần à!
Chắc em sẽ thành công!
Thật tuyệt vời khi nhận được lời khen của anh! Em đang dự tính xin Guest Post trên blog của anh sắp tới. Hi vọng được anh phê duyệt. Chúc anh 1 ngày vui!
Anh luôn sẵn sàng nhé!
Hi a Ngọc!
Đây là bài thứ 2 em đọc bài theo dạng theo dõi qua email. Trước đây thì đa phần là ghé Ngocdenroi từ Google search. Cảm ơn anh với bài viết thật chất lượng, em sẽ cố sắp xếp thời gian theo học anh một khóa coaching để định hướng đúng cho blog review sản phẩm của em.
Chúc anh một ngày làm việc hiệu quả!
Cám ơn em, rất vui khi em thích bài viết và hy vọng có cơ hội đồng hành cùng em.
Rất hay và có phần cảm động Anh Ngọc ạ!
Em cũng sẽ tư duy lại một chút.
Anh cho em vài lời nhận xét về trang web em mới làm nhé!
Cảm ơn anh!
Cám ơn Chiến Phan, rất vui khi em thích bài viết. Với site của em thì về phần trải nghiệm rất ok. Rõ ràng, ngăn lắp, cảm giác rất chỉnh chu trong nội dung.
Site này thì đơn giản là một affiliate về tài chính, nếu là anh thì anh sẽ cần cá nhân hoá nó lên nữa. Trở lại với chủ để trở thành blogger em thử duy nghĩ có nên xuất hiện, lộ diện mạnh hơn để người đọc thấy được tính cá nhân. Anh nghĩ người dùng sẽ có xu hướng tin và cách cá nhân có uy tín và kết nối mạnh hơn với họ.
Em có thể xu nghĩ theo hướng này xem, vì thật ra trên internet hiện cũng rất cạnh tranh nên cần-làm-cái-gì-đó-cho-người-đọc-nhớ-hơn.
Vâng, chính xác là em có cảm giác như vậy. Blog của anh đậm chất cá nhân, rất gần gũi.
Ý kiến đóng góp của anh với blog của em giúp em có phần yên tâm. Thêm một chút cá nhân nữa là ổn phải không anh?
Em cảm ơn anh rất nhiều!
bóc tem bài viết mới của anh Ngọc, chia sẻ hay quá! Chợt nhận ra site: kiemtienchuan.com, của em cũng chưa thể được gọi là 1 blog theo tiêu chí trong bài viết T_T
Quan điểm của anh nếu đã gọi là blog thì phía sau đó phải là một (hoặc nhiều) blogger em à. Người đọc cần biết ai đứng sau blog đó, vì sao họ viết blog và câu chuyện của họ là gì. Anh nghĩ cần phải như vậy mới tạo ra được sợi dây kết nối giữa blogger và người đọc.
Còn không thì đơn chỉ là một website tin tức, hay chia sẻ kiến thức thôi em à.