Tập podcast này được phát vào ngày 2/9 năm 2021. Một tập podcast để kỷ niệm đúng 6 năm blog Ngọc Đến Rồi ra đời.
Có quá nhiều bài học, quá nhiều suy nghĩ về công việc phát triển xây dựng blog, xây dựng công việc trên internet.
Nhưng ở tập podcast này, tập podcast kỷ niệm 6 năm viết blog toàn thời gian Ngọc sẽ chia sẻ 6 suy nghĩ (cũng là bài học) mà Ngọc đã đúc kết được.
Qua 6 bài học này Ngọc hy vọng chia sẻ với bạn về:
- Nghề Blogger, một nghề còn quá mới ở Việt Nam. Nhưng Ngọc tin đây sẽ là nghề của tương lai!
- Để có thể làm việc toàn thời gian với blog Ngọc tin rằng đam mê là chưa đủ. Bạn cần phải có một động lực đủ lớn! Tại sao…?
- Blog không chỉ đơn giản là viết, là để chia sẻ. Blog phải là một dự án khởi nghiệp (Start-Up). Thật đấy!
- Sự cho đi, sự giúp đỡ sẽ tỷ lệ thuận với những giá trị mà một blogger sẽ nhận được!
- Đối xử với blog như một nhà đầu tư, bạn sẽ biến nội dung của bạn trở thành một tài sản!
- Thương hiệu! Đây là một loại tài sản độc nhất & nó sẽ khiến cho bạn không bị lẫn lộn với bất cứ ai
Dành thời gian để lắng nghe tập podcast dưới đây bạn nhé!
Nghe trên: Apple Podcasts | Google Podcasts | Spotify
Nội dung bài viết
ToggleTài nguyên hữu ích dành cho bạn:
- 6 năm viết blog: Đại dịch Covid & niềm tin vững chắc và “nghề của Blogger”
- NĐR #71: Giá trị hơn cả tiền bạc mà công việc viết blog toàn thời gian mang lại là gì bạn biết không?
- 7 điều cần biết nếu muốn trở thành một Blogger toàn thời gian và từng bước thoát khỏi “công việc 8-5” của bạn!
Cám ơn vì bạn đã lắng nghe
Cám ơn bạn đã luôn theo dõi và lắng nghe những Podcast từ Ngọc Đến Rồi chấm Com, nếu có bất cứ câu hỏi nào cần làm rõ hơn về nội dung, hoặc có thêm những chia sẻ hãy để lại một bình luận ngay bên dưới bài viết này bạn nhé!
Chào A Ngọc! Em đã nghe và xem bài chia sẻ về kinh nghiệm viết Blog của anh. Rất hay và tâm huyết. Nhất là việc xem Blog như ngôi nhà của mình trên Online, Cám ơn chia sẻ của anh rất nhiều.
Cám ơn em vì đã theo dõi và ủng hộ. Nếu đối xử với blog như một ngôi nhà anh tin mình sẽ dành rất nhiều tâm huyết để “trang trí” đầu tư cho nó và dần biến nó thành tài sản.
Dạ em cám ơn anh!