Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá & cách tạo ra bài viết để nhận 10.000 lượt truy cập mỗi tháng!

cách chọn từ khoá

Ngọc dám chắc rằng phần lớn các blogger đều bỏ qua bước nghiên cứu từ khoá trước khi đặt tay lên bàn phím để viết bài.

Cá nhân Ngọc cũng thường bỏ qua việc này, đơn giản vì khi một ý tưởng bất chợt đến chúng ta (những blogger) sẽ viết ngay, vì chúng ta viết cho đọc giả chứ không phải viết cho Google đâu nên cần gì phải nghiên cứu!

Điều này có thực sự tốt???

Thật ra với Ngọc, việc nghiên cứu từ khoá làm SEO chẳng có gì thú vị, nhưng chán thay vẫn phải làm!

Sự thật là thế!

Bởi vì nếu không nghiên cứu từ khoá thì bài viết không tiếp cận được độc giả, mà một blog mà không có độc giả thì chán lắm.

Hơn nữa, nếu blog của bạn không có độc giả tức là bạn không có lưu lượng truy cập và tất nhiên bạn sẽ không có gì hết!

Vì thế, đôi khi có những việc dù không hứng thú gì thì chúng ta vẫn cần phải làm. Cuộc sống thường như vậy và viết blog cũng thế!

Do đó, trong bài viết này Ngọc sẽ hướng dẫn bạn từng bước để nghiên cứu từ khoá cho một bài viết, cách sử dụng từ khoá trong bài viết với mục tiêu để nhận được nhiều nhất lưu lượng truy cập từ tìm kiếm.

Kết thúc bài viết bạn sẽ biết được:

  • Từ khoá là gì và tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khoá
  • Biết và phân biệt được các loại từ khoá và các kiểu từ khoá khi làm SEO
  • Cách sử dụng công cụ nghiên cứu từ để tìm ra từ khoá chính cho bài viết
  • Kỹ thuật phát hiện từ khoá đuôi dài
  • Từng bước tối ưu từ khoá trong bài viết để nhận ít nhất 10.000 lượt truy cập/tháng

Chúng ta bắt đầu nhé!

Tại sao phải nghiên cứu từ khoá?

Trước tiên Ngọc muốn bạn cần phải trả lời câu hỏi:

Từ khoá là gì & vì sao cần phải nghiên cứu từ khoá?

Từ khoá (tiếng anh gọi là Keyword) là một cụm từ cụ thể để xác định một chủ đề, khái niệm hay một mong muốn nào đó mà người dùng gõ trực tiếp vào ô Google Search Box. Mục đích là để tìm hiểu thông tin về điều họ đang quan tâm.

tù khoá là gì

Vì thế, với chúng ta nhưng blogger (hoặc những người làm SEO) thì từ khoá chính là cụm từ mà bạn muốn, bạn nghĩ rằng độc giả của bạn sẽ nhập vào ô tìm kiếm và sau khi họ nhấn nút enter thì bài viết hoặc website/blog của bạn được liệt kê ở bên dưới.

Vậy tại sao chúng ta không tự nghĩ ra từ khoá rồi viết bài mà cần phải nghiên cứu từ khoá?

Lý do thứ nhất đó là…

Rất đơn giản, 90% người đọc sẽ đến với blog của bạn từ Google. Họ sử dụng những truy vấn tìm kiếm cụ thể về một thông tin nào đó mà họ quan tâm.

Bạn cũng vậy thôi, thử hỏi có bao nhiêu website/blog mà bạn trực tiếp gõ tên miền vào thanh trình truyệt? Chắc rất ít phải không nào?

Vì thế nếu bạn viết một một bài về chủ đề “du lịch homestay” thì chắc chắn bạn cần phải nghiên cứu từ khoá đó để xem có nhiều người tìm kiếm không? Mức độ canh tranh như thế nào?…

Lý do thứ hai đó là…

Hàng ngày có rất nhiều bài viết được xuất bản lên internet, và họ cũng tối ưu, họ cũng SEO từ khoá “du lịch homestay”. Do đó nếu bạn không làm tốt hơn họ thì cơ hội bạn tiếp cận độc giả là rất thấp.

Vì thế muốn tiếp cận đọc giả bắt buộc chúng ta sẽ cần nghiên cứu từ khoá để làm SEO!

Phân biệt các loại từ khoá

Từ khoá được chia làm 3 loại dựa vào mục đích tìm kiếm của người dùng, hiểu được điều này sẽ giúp bạn phân tích tốt hơn ở bước sau (bước nghiên cứu từ khoá)

1. Từ khoá thương hiệu: Còn được gọi là Band Name Keyword hoặc Navigational (điều hướng), đây chính là những từ khoá về tên thương hiệu, tên website/blog, tên miền… Người dùng tìm kiếm từ khoá này bởi vì họ đã biết về công ty, thương hiệu, sản phẩm của bạn và họ muốn tìm để vào website/blog.

Ví dụ những từ khoá như Thegoididong, Dienmayxanh, VnExpress hay Ngocdenroi… chính là từ khoá thương hiệu

2. Từ khoá thông tin: Còn được gọi là Informational Keyword, mục đích của người dùng tìm kiếm từ khoá này để tìm hiểu thông tin.

Các từ khoá thông tin thường chứa cụm từ bằng một câu hỏi như “ở đâu” “như thế nào” “làm sao”… mục đích của người tìm kiếm từ khoá thông tin là để hỗ trợ thêm cho những điều họ đã mua, đã quyết định và họ mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm dịch vụ.

Ví dụ về những từ khoá thông tin đó là “làm sao để kiếm tiền online” “mua laptop ở đâu” “báo giá dịch vụ thiết kế nội thất” “học tiếng anh giao tiếp ở đâu”…

3. Từ khoá thương mại: Hay còn được gọi với cái tên quen thuộc từ khoá mua hàng (Buyer Keyword), loại từ khoá này được sử dụng rất nhiều nhằm mục đích chuyển đổi thành doanh thu, tạo ra giao dịch, chuyển đổi.

Khi người dùng tìm kiếm loại từ khoá này thường họ đã tìm hiểu đủ thông tin và họ đang có ý định để mua, để sở hữu sản phẩm dịch vụ đó. Buyer keyword thường chứa những từ như “mua” “download” “đăng ký”…

Một số ví dụ về từ khoá buyer keyword đó là “mua iphone 7 plus red” download ebook tiếp thị liên kết” “khoá học tiếng anh online cơ bản”…

Phân biệt các kiểu từ khoá

Hiện nay có 2 kiểu từ khoá đó là:

1. Từ khoá ngắn (Fat Head): Đây là những từ khoá được tìm kiếm nhiều, độ cạnh tranh rất cao, rất khó để SEO

Ví dụ về từ khoá ngắn: Ipone 7 plus; Giày nam; dịch vụ SEO;…

2. Từ khoá dài (Long Tail): Đây là những từ khoá thường nhiều hơn 3 từ, có độ cạnh tranh thấp, dễ SEO trong thời gian ngắn.

Ví dụ về từ khoá dài: Iphone 7 plus màu hồng; Giày nam biti’s hunter màu xanh; dịch vụ seo website giá rẻ…

Bây giờ có một câu hỏi: Với hai kiểu từ khoá này, bạn sẽ chọn SEO từ khoá nào?

Chắc chắn sẽ không có câu trả lời chính xác phải không nào. SEO kiểu từ khoá nào còn phụ thuộc vào mục đích làm SEO của bạn.

Cá nhân Ngọc cho thấy nếu bạn muốn xếp hạng một bài viết cụ thể và mong muốn nhận được tỷ lệ chuyển đổi cao thì bạn nên tập trung cho từ khoá thương mại theo kiểu Long tail.

Còn nếu bạn có chiến lược lâu dài và muốn xếp hạng blog của mình cho từ khoá chính thì cần tập trung vào loại từ khoá thương hiệu hoặc thông tin theo kiểu Fat head

Trước khi đi vào từng bước nghiên cứu từ khoá, hãy dành 1 phút để xem qua hai biểu đồ dưới đây.

nghien cuu tu khoa long tail keyword

Trên đây là một biểu đồ thống kê từ Moz.com (một website về SEO hàng đầu thế giới), họ đã chỉ ra rằng những từ khoá dài (Long Tail) luôn có lượng tìm kiếm cao hơn và sẽ giúp gia tăng lưu lượng trung cập gấp nhiều lần so với các từ khoá ngắn.

Tiếp theo nhé…

tu khoa duoi dai

Biểu đồ trên cho thấy từ Long Tail Keyword thường nhận được tỷ lệ chuyển đổi cao hơn các từ khoá ngắn.

Điều này cũng rất dễ hiểu nếu bạn thử đặt mình vào trị trí của người tìm kiếm sẽ thấy, giả sử bạn đang muốn mua một đôi giày Nike thì bạn sẽ tìm từ khoá là “Mua giày nike chính hãng nam màu đỏ ở đâu” chứ ít khi bạn tìm từ khoá “giày Nike” hoặc “”giày Nike nam” hay “giày Nike nam chính hãng” phải không nào?

Ok, vậy là bạn đã biết được về 3 loại từ khoá, bạn cũng đã biết trong trường hợp nào thì nên tối ưu SEO cho từ khoá ngắn hay từ khoá dài rồi đó.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá

Bước 1: Nghiên cứu từ khoá chính (seed keyword)

Bây giờ chúng ta hãy đi vào một ví dụ cụ thể để cùng nhau nghiên cứu (hay còn gọi là tìm ra một từ khoá tốt nhất) để tối ưu nó nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể:

  • Xếp hạng cao cho bài viết trên kết quả tìm kiếm
  • Tăng tỷ lệ nhấp chuột, tăng traffic
  • Cuối cùng và hơn hết là mang về một tỷ lệ chuyển đổi cao

Để làm được 3 điều này chắc chắn chúng ta cần tìm ra một từ khoá đuôi dài (Long Tail Keyword) và sau đó tối ưu chính từ khoá đó trong bài viết.

Ok, Ngọc sẽ cùng với bạn đi qua một ví dụ như sau, giả sử Ngọc đang muốn viết một bài về dịch vụ du lịch homestay.

Vậy có phải từ khoá cần SEO cho bài viết này chính là “du lịch homestay”?

Chúng ta xem có phải không nhé?

Trước đây chúng ta thường sử dụng công cụ Goole Keyword Planner để nghiên cứu từ khoá, tuy nhiên hiện nay nó đã không còn miễn phí. Để sử dụng công cụ này bạn cần có một tài khoản quảng cáo Google Adword thì mới có thể sử dụng được.

Hiện có khá nhiều công cụ nghiên cứu từ khoá mà bạn có thể sử dụng từ miễn phí đến trả phí, tuy nhiên ở bài hướng dẫn này Ngọc sẽ hướng dẫn bạn dùng KWfinder (một công cụ mà Ngọc rất yêu thích).

Đầu tiên hãy truy cập KWfinder, nhập từ khoá “du lịch homestay” (chọn quốc gia và ngôn ngữ tiếng việt)

nghien cuu tu khoa
Sử dụng công cụ KWfinder để nghiên cứu từ khoá
  • Xem video hướng dẫn chi tiết cách sử dụng công cụ KWfinder để nghiên cứu từ khoá TẠI ĐÂY

Trong vài giây Ngọc có ngay được kết quả khá bất ngờ. Từ khoá “du lịch homestay” mà Ngọc đang định SEO lạ19i không nhận được lượng tìm kiếm cao (chỉ 260 lần/tháng)

huong dan nghien cuu tu khoa

Ngược lại những từ khoá mà người dùng quan tâm và tìm kiếm nhiều đó là

  • Homestay đà lạt (12,100 lần)
  • Nhà nghỉ giá rẻ ở đà lạt (1,900 lần)
  • Homestay giá rẻ ở đà lạt (720 lần)
  • ….

Ở ngay ví dụ này chúng ta đã thấy đôi khi những điều bản thân mình nghĩ chưa chắc đã phản ánh đúng nhu cầu và mối quan tâm của người dùng phải không nào?

Đây chính là tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khoá, thật ra nó là là bước để bạn biết chính xác “ý định của người dùng là gì khi họ lên Google tìm kiếm thông tin”  họ không quan tâm du lịch homestay là gì mà điều họ quan tâm là dịch vụ homestay tại đà lạt

Do đó từ khoá “homestay đà lạt” mới là từ khoá bạn cần SEO!

Tiếp theo hãy click vào từ khoá và nhìn sang biểu đồ thống kê bên tay phải, chúng ta cũng thấy được rằng xu hướng tìm tìm kiếm của từ khoá này đang tăng rất cao trong giai đoạn từ cuối năm 2016 đến những tháng đầu năm 2017.

Rất tốt đây là cơ hội để tiếp cận khoảng 10.000 lượt truy cập/tháng, nếu bài viết của bạn được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm!

huong dan nghien cuu tu khoa

Bước 2: Xác định từ khoá đuôi dài (long tail keyword)

Ở bước trên chúng ta đã tìm ra từ khoá chính (seed keyword), nhưng đó chưa phải là từ khoá dài (long tai keyword).

Bây giờ hãy sử dụng Google Search Box, gõ từ khoá chính vào nhé.

nghiên cứu từ khoá làm seo
Sử dụng Google Search Box để tìm từ khoá đuôi dài

Ngay tức khắc bạn sẽ thấy rất nhiều từ khoá đuôi dài được gợi ý, đây chính là những từ khoá mà người dùng thường sử dụng để tìm kiếm dịch vụ homestay tại Đà Lạt.

Họ muốn “giá rẻ” “đẹp” “gần chợ” “gần trung tâm”… rất thú vị phải không nào?

Như chưa đâu, bây giờ hãy tiếp tục dùng công cụ Keywordtool.io để khám phá nhiều từ khoá đuôi dài hơn nữa nhé!

Vẫn nhập từ khoá chính “homestay đà lạt” vào sau đó nhấn tìm kiếm.

nghien cuu tu khoa bang keywordtool

Trong vài giây bạn sẽ thấy kết quả như bên dưới.

huong dan tim tu khoa duoi dai voi keywordtool

Trong danh sách Ngọc thấy khá nhiều từ khoá dài chất lượng như:

  • Homestay đà lạt cho 2 người
  • Homestay đà lạt cho cặp đôi
  • Homestay đà lạt dành cho cặp đôi
  • Homestay đà lạt cho gia đình
  • Homestay đà lạt có toilet riêng

Đây sẽ là một danh sách từ khoá đuôi dài để bạn sử dụng trong bài viết hoặc để dành cho từng bài viết với chủ đề khác nhau đấy.

Tóm lại: Kết thúc bước này bạn đã khám phá ra được từ khoá chính (homestay đà lạt) với lượng tìm kiếm lớn mỗi tháng. Ngoài ra bạn cũng đã tìm được rất nhiều từ khoá dài liên quan đến từ khoá chính để tối ưu cho bài viết nhằm mục đích xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm, gia tăng tỷ lệ click và đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao.

Bây giờ là bước tiếp theo…

Tối ưu từ khoá cho bài biết

Bước 1. Tối ưu tiêu đề bài viết với từ khoá đuôi dài

Trong kỹ thuật SEO-Onpage việc đưa từ khoá vào tiêu đề là một yếu tố bắt buộc.

Nhưng mạnh mẽ hơn Ngọc thấy rằng nếu bạn đưa được từ khoá đuôi dài vào tiêu đề thì hiệu quả về lưu lượng truy cập và tỷ lệ click chuột tăng lên rất cao.

Thử đi qua ví dụ thực tế này…

Trước đây khi chuẩn bị viết về chủ đề Commission của một sản phẩm trong tiếp thị liên kết, Ngọc đi qua một số bước nghiên cứu (như trên) và Ngọc phát hiện ra rất nhiều người đang tự hỏi: Commission của một sản phẩm là gì? Có mấy loại commission?

Ngay tức khắc Ngọc quyết định đưa từ khoá dài này vào tiêu đề bài viết, và bạn thấy đấy bài viết đã được xếp hạng vị trí số 1 trên Google và nhận được rất nhiều lưu lượng truy cập.

toi uu tu khoa duoi dai

Điều đó cho thấy gì?

Tối ưu từ khoá dài trong tiêu đề bài viết chính là bạn đang nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu của bạn.  Là những gì họ nhập vào Google Search Box để tìm kiếm câu trả lời nhằm giải quyết các vấn đề của họ.

Thường người dùng không ý thức điều đó, nhưng như một phản xạ tự nhiên họ rất hay tìm kiếm từ khoá đuôi dài, do đó khi thực hiện đúng, tiêu đề của bạn đã nói lên nhu cầu của họ.

Đơn giản vậy thôi!

Nào bây giờ chúng ta hãy quay lại ví dụ với bài viết về “dịch vụ homestay đà lạt” nhé!

Một số tiêu đề mạnh có thể như sau:

  • Top 5 homestay Đà Lạt “siêu đẹp” giá rẻ ngay trung tâm
  • Top 5 homestay Đà Lạt kiến dân du lịch “đứng ngồi không yên”
  • Danh sách 5 homestay Đà Lạt giá rẻ ngay trung tâm thành phố

Nhìn vào 3 tiêu đề trên, Ngọc thấy thích tiêu đề số 2 và 3. Nhưng làm sao để tối ưu cả hai tiêu đề này cho cùng 1 bài viết? Đừng lo, ở bên dưới Ngọc sẽ chỉ cho bạn cách!

Bước 2: Viết phần giới thiệu

Phần giới thiệu hay còn gọi là đoạn mở đầu của bài viết là vô cùng quan trọng với cả Google và người dùng. Vì thế nếu bạn muốn “nhận ngay điểm cộng” thì nên dành 60% để viết đoạn giới thiệu thật tốt, mục tiêu là:

  • Hấp dẫn Google (bằng cách đưa từ khoá xuất hiện ở ngay đoạn đầu tiên)
  • Kích thích và nhắm đúng mối quan tâm của người đọc bằng cách nêu đúng ra vấn đề họ đang tìm kiếm. Giải pháp bạn đưa ra cho họ là gì?…

Ví dụ về đoạn giới thiệu có thể như sau:

Bạn đam mê du lịch? Bạn yêu thích sự đơn giản? Bạn đang tìm kiếm những điểm homestay Đà Lạt cho chuyến đi sắp tới?

Trong bài viết này tôi sẽ cung cấp cho bạn danh sách 5 homestay đà lạt giá rẻ ngay trung tâm thành phố tuyệt đẹp. Chắc chắn những ngôi nhà với kiến trúc ngẫu hứng cực độc đáo và đẹp mắt mà giá chỉ từ 60k một người sẽ đốn gục bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Nào chúng ta cùng chiêm ngưỡng và lướt qua những gợi ý hay ho dưới đây nhé!

Đó là một đoạn giới thiệu ngắn gọn mà bạn có thể viết, bạn cũng thấy ngay trong đoạn này Ngọc đã đưa được một từ khoá chính và một từ khoá dài (2 đoạn gạch chân) vào một cách rất tự nhiên.

Bước 3: Tối ưu các thẻ heading với nhóm từ khoá liên quan.

Đây chính là bước bạn đưa các từ khoá liên quan vào thẻ H2 hoặc H3… Để xác định từ khoá liên quan đơn giản chỉ cần gõ từ khoá chính vào ô tìm kiếm của Google, sau đó kéo xuống phần dưới cùng bạn sẽ thấy các từ khoá liên quan đến từ khoá chính. (hình dưới)

toi uu tu khoa lien quan
Từ khoá liên quan

Kéo léo đưa các từ khoá này vào thẻ H2 hoặc H3 sẽ là cách mà bạn tăng cường sự hiện diện của các từ khoá trong bài viết. Và tất nhiên điểm SEO của bạn sẽ rất cao.

Bước 4: Viết tiêu đề cho người dùng và thẻ H1 cho Google

Như bạn đã biết thẻ H1 chính là tiêu đề của bài viết, đây là dòng hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên nếu bạn dùng WordPress để viết blog và có cài đặt plugin Yoast SEO thì bạn hoàn toàn có thể viết một tiêu đề khác với thẻ H1.

Ok, trước tiên với tiêu về dành cho người dùng Ngọc sẽ sử dụng như hình dưới.

Seo tu khoa trong tieu de

Tiêu đề này nhìn sẽ hấp dẫn hơn và gây kích thích người đọc hơn khi họ truy cập vào website/blog của bạn.

Tuy nhiên, Ngọc sẽ viết một tiêu đề khác dành cho Google bằng cách sử dụng plugin Yoast SEO

seo tu khoa bang plugin yoast seo

Và khi người dùng tìm kiếm trên Google họ sẽ thấy bài viết hiển thị như thế này.

toi uu tu khoa tren cong cu tim kiem

Đó chính là cách bạn tối ưu từ khoá và đưa từ khoá đuôi dài vào tiêu đề bài viết, cách viết tiêu đề này chắc chắn cũng khiến cho cả Google và người không thể cưỡng lại đâu.

Tóm lại: Để tạo ra một bài viết chuẩn SEO nhằm đặt nó lên trang đầu trong kết quả tìm kiếm của Google bạn cần thực hiện một số việc cơ bản. Đó chính là xác định từ khoá chính của bài viết và tìm ra từ khoá đuôi dài để tối ưu nó trong tiêu bài viết, URL, nội dung và hình ảnh…

cach su dung tu khoa trong bai viet

Chỉ cần giữ thói quen như thế bạn sẽ thành công!

Kết luận

Như vậy trong bài viết này Ngọc đã chia sẻ với bạn cách để nghiên cứu từ khoá và hơn hết đó là cách để bạn tạo ra một bài viết để nhận được ít nhất 10.000 lần truy cập/tháng từ tìm kiếm tự nhiên.

Công việc nghiên cứu và tối ưu tư khoá khi làm SEO cơ bản sẽ là:

  • Bạn xác định một từ khoá chính (seed keyword)
  • Dùng một số công cụ để nghiên cứu xem từ khoá đó có nhận được nhiều lượt tìm kiếm từ người dùng hay không?
  • Xác định từ khoá đuôi dài và kiểu từ khoá mà bạn muốn SEO (từ khoá thông tin, từ khoá thương hiệu hay từ khoá thương mại?)
  • Dùng các kỹ thuật SEO-Onpage cơ bản để tối ưu bài viết nhằm đạt thứ hạng cao

Tuy nhiên hãy nhớ rằng để tạo ra lưu lượng truy cập cho bài viết không phải chỉ đơn giản là thực hiện các phương pháp nghiên cứu từ khoá và tối ưu nó. Đây chỉ là vấn đề kỹ thuật, điều quan trọng hơn đó là bạn cần tạo ra nội dung có giá trị, loại nội dung mà sẽ giúp giải quyết vấn đề của người dùng, loại nội dung mà khi đọc họ cảm thấy bạn đang cho họ một giải pháp.

Bạn có đang nghiên cứu từu khoá trước khi viết bài? Cách bạn làm là gì? Ngọc rất muốn nghe thêm kinh nghiệm từ bạn!

4.6 10 votes
Đánh giá bài viết

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Ngọc một ly cà phê nhé!

Bạn thích nội dung này?

Ngọc thường xuyên gửi những thông tin như thế này cho bạn qua email mỗi tuần. Hơn 5000+ người đang nhận thông tin! (Mỗi tuần chỉ 2 email - Không SPAM)

Bạn cũng sẽ thích:

Theo dõi
Thông báo qua email khi
guest

104 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Quế Lâm
Quế Lâm
Khách
2 năm trước

Chào anh Ngọc ạ, vd em seo từ khóa dài ” nồi chiên không dầu kalite q10 có tốt không” em có thể đặt thêm những từ khóa liên quần như “review nồi chiên không dầu kalite q10, nồi chiên không dầu kalite q10 của nước nào” vào ổ đặt sau từ khóa chính được không ạ.

Từ khóa nồi chiên không dầu kalite q10 có tốt không, không còn đuôi ở phía sau nữa ạ.

Seo từ khóa đuôi ngắn em sợ không lên top nổi anh ạ

Trung Hiếu
Trung Hiếu
Khách
2 năm trước

Chào anh Ngọc ạ, việc đặt nhiều link tiếp thị trong 1 bài viết có ảnh hưởng seo không ạ, em có đặt link sản phẩm chính rồi và thêm sản phẩm bán chạy, đặt mã code bằng tay anh gồm link sp, link logo, link hình ảnh nữa, em thấy hơi nhiều link quá, anh hướng dẫn em với ạ, cảm ơn anh.

Trung Hiếu
Trung Hiếu
Khách
Reply to  Nguyễn Anh Ngọc
2 năm trước

Cảm ơn những ý kiến thật sự rất quý báu từ anh.

Trung Hiếu
Trung Hiếu
Khách
Reply to  Trung Hiếu
2 năm trước

À anh ngọc ơi, em có thể sử dụng plugin cập nhật nhiều sản phẩm tự động bằng mã code ngắn chèn vào bài viết được không ạ

Hòa Lương
Khách
2 năm trước

Cảm ơn những chia sẻ chi tiết của anh. Em vẫn thường gặp vấn đề với việc tìm tư khóa làm sao để tăng lượng truy cập, bài này của anh giúp em ứng dụng dễ dàng hơn.

Phan huỳnh
Phan huỳnh
Khách
4 năm trước

Nếu mình viết blog thì người khác sẽ xem được bài viết của mình ở đâu ạ. Mong a trả lời giúp.

Le Van Vu
Khách
4 năm trước

Cảm ơn bài viết đầy ý nghĩa của a. nó giúp em rất nhiều để seo, e rất mong được a ghé qua blog của e và cho e chút lời khuyên ạ

phuhuu
Khách
4 năm trước

Bài viết thực sự chi tiết. cảm ơn anh đã chăm chút những nội dung giá trị để em có thêm nhiều khiến thức seo hơn nữa.

thiên hoa xuân
Khách
4 năm trước

Chi tiết lắm anh Ngọc

Trần Văn Tuấn
Khách
4 năm trước

Cảm ơn anh Nguyễn Anh Ngọc, bài viết chia sẻ rất tuyệt vời!

phelieubaominh
Khách
4 năm trước

Bài viết rất có tâm và hữu ích, cảm ơn anh nhiều nhé!

lê anh
lê anh
Khách
5 năm trước

Trong quá trình viết bài em thường xuyên gặp 2 lỗi

Một lỗi đã xảy ra ở bước kiểm tra ‘subheadingsKeyword’
Một lỗi đã xảy ra ở bước kiểm tra ‘textLength’

Xin các anh giải thích nguyên nhân và cách khắc phục

Đỗ Hiển
Đỗ Hiển
Khách
5 năm trước

Bài viết hay quá!!!

Đỗ Hiển
Đỗ Hiển
Khách
5 năm trước

Bài viết hay quá, cám ơn anh!!

Phúc
Khách
5 năm trước

Cám ơn anh Ngọc, bài viêt rất hay ạ

YAN
YAN
Khách
5 năm trước

Một bài viết cơ bản có nên nhồi quá nhiều từ khóa vào không anh?

Tùng
Khách
5 năm trước

cách nghiên cứu này em thấy còn quá chung chung, cá nhân thì ok, nếu áp vào các dự án seo thì hoàn toàn không đủ vì dự án seo cần chi tiết hơn rất nhiều, và bộ từ khóa cũng khá nhiều..cũng cảm ơn anh Ngọc vì bài viết khá hay!

nguyen
nguyen
Khách
5 năm trước

cho hỏi sao mình search từ khóa” mua bán nhà đất” trên kwfinder thì từ khóa “nhà đất” độ khó có 4 mà khi mình search lại từ “nhà đất” thì độ khó tới 32,liệu có sai sót

Huệ tạ
Huệ tạ
Khách
5 năm trước

Bài viết rất hữu ích! Cảm ơn anh

Hieu
Hieu
Khách
5 năm trước

Chào anh! Anh cho em hỏi em đang định làm affiliate thông qua website review, thế mạnh của em là có hiểu biết về ngách android tv box, qua nghiên cứu từ khóa em thấy chỉ có từ khóa “tv box” được hơn 10k/tháng, những từ khóa dài như “chọn mua tv box”, “tv box giá rẻ”, “review tv box”, “tv box loại nào tốt”… không được cao lắm, hơn nữa nhiều site lớn đang top google ở từ khóa này. Anh cho em xin ý kiến về tính khả quan của ngách này, em có nên làm không ạ! Em cám ơn anh!

Huu Hieu Nguyen
Huu Hieu Nguyen
Khách
5 năm trước

Cám ơn Ngọc, bài viết của bạn rất hay và dễ hiểu.

Tuấn
Khách
5 năm trước

phải dùng Yoast SEO trả phí mới có phần tiêu đề báo màu xanh phải không Ngọc?

seo google
Khách
6 năm trước

Pretty! This was an incredibly wonderful post.

Thank you for providing these details.

Nguyễn Đình Quý
Khách
6 năm trước

Chào Ngọc! Cảm ơn về bài viết rất hay!
– Mình mới viết blog chuyên về mảng Kiến Trúc là nguyendinhquy.com, trong lĩnh vực này mình nghiên cứu thấy có rất nhiều từ khóa lượt tìm kiếm lớn (ví dụ “nha dep”) nhưng chúng không có dấu hoặc thậm chí viết sai chính tả (ví dụ “mâu nha đep”)… Không lẽ mình SEO cũng viết không dấu? như vậy đâu có được nhỉ? Ngọc có hướng dẫn nào giúp mình không?… Thanks!

Nguyễn Đình Quý
Reply to  Nguyễn Anh Ngọc
6 năm trước

OK, cảm ơn Ngọc đã phản hồi! Chúc bạn ngày càng phát triển với WebBlog tuyệt vời này! Sẽ còn hỏi bạn dài dài nhé 😀

Phi Nam
Phi Nam
Khách
6 năm trước

Em lại tiếp tục theo dõi những bài viết của anh. Những bài viết rất hay và hữu ích. Em vừa tạo 1 blog và đang viết những bài đầu tiên. Trước kia em không hiểu SEO là gì, cứ tưởng nó là thứ gì ghê gớm lắm. Nhờ anh, em đã hiểu SEO là gì và cần làm gì với nó. Em sẽ tập trung vào nội dung bài viết của em. Đồng thời sẽ áp dụng những kiến thức SEO để có một lượng đọc giả nhất định. Chúc anh Ngọc nhiều sức khỏe và cho ra lò nhiều bài viết hay hơn nữa!

Anh Kim
Anh Kim
Khách
6 năm trước

Anh Ngọc cho e hỏi với. Blog của em về chia sẻ phần mềm… E viết vài thì mặc định Title bài viết của em là H1.entry-title, nếu trong nội dung bài viết e để 1 thẻ H1 nữa có sao không. Còn phần SEO title em để mặc định (em thấy cứ %…% e cũng chẳng hiểu nữa) không sửa gì có ảnh hưởng nhiều đến khả năng seo không ạ. Cảm ơn anh, bài viết mở mang cho e nhiều thứ!!!

Đa Rô
Khách
6 năm trước

Chào bạn ngọc, mình đọc cũng vài bài của bạn viết từ youtube đến seo, hình như mình chỉ đọc ít tương tác commets vì lười gõ chữ. Nhưg mà hôm nay phải tương tác vì bài viết này giúp mình hiểu rõ hơn về SEO.
Mình còn rất kém và web mình tạo ra ngoài mình vào thì chả còn ai biết đến sự tồn tại của nó, chán lắm, nhưng mà tại đam mê..
http://baychimhay.com đây là web mình tự code và còn quá nhiều thiếu sót.

104
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận!x

Tải miễn phí E-book

Bí mật giúp bạn xây dựng cỗ máy ATM tại nhà.