Top 10 công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí tốt nhất (Cập nhật)

công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí tốt nhất

Bài viết này Ngọc sẽ chia sẻ cho bạn danh sách 10 công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí tốt nhất.

Cũng phải nói thật rằng hiện có rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khoá, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng sẽ dùng tất cả.

Bởi vì mỗi công cụ nghiên cứu từ khoá được tạo ra với mục đích khác nhau

Do đó với danh sách 10 công cụ nghiên cứu từ khoá mà Ngọc liệt kê dưới đây thì ở mỗi công cụ Ngọc sẽ giải thích cụ thể lý do & khi nào bạn nên dùng công cụ đó!

Top 10 công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí tốt nhất

Nào bắt đầu xem công cụ nghiên cứu từ khoá nào dưới đây sẽ là lựa chọn của bạn nhé!

1. Google Search Console

Đây là một công cụ nghiên cứu từ khoá mà Ngọc yêu thích nhất để theo dõi, thống kê tốc độ tăng trưởng blog của mình.

Google Search Console cho bạn biết chính xác người dùng đang truy cập blog của bạn bằng từ khoá nào? Vị trí của từ khoá đó, lượt click và tỷ lệ CTR là bao nhiêu?…

công cụ nghiên cứu từ khoá google search console

Ngoài ra điều thú vị nhất đó là khi sử dụng Google Search Console bạn sẽ khám phá ra rất nhiều từ khoá mới, có thể gọi là “từ khoá cơ hội”. 

Dựa trên những từ khoá cơ hội này bạn sẽ tối ưu nội dung tốt hơn, đưa bài viết lên vị trí cao hơn trên Google.

Ví dụ với từ khoá “Kiếm tiền tại nhà”, Ngọc chỉ cần nhập vào mục truy vấn. Ngay sau đó Google Search Console sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều “từ khoá cơ hội khác”.

tìm ý tưởng content với google search console

Bây giờ bạn chỉ cần quay về bài viết và tối ưu lại nội dung bằng cách thêm các từ khoá hoặc những nội dung liên quan đến những từ khoá cơ hội này. Bạn sẽ có một bài viết tốt hơn, đầy đủ hơn và tất nhiên khả năng lên top là hoàn hoàn có thể.

Ngoài ra với Google Search Console bạn sẽ còn có thể phân tích và cải thiện tỷ lệ CTR (tỷ lệ click trên lần hiển thị). Để Ngọc cho bạn một ví dụ.

Hãy nhìn vào tỷ lệ CTR của từ khoá “viết blog kiếm tiền” dưới đây:

cong cu nghien cuu tu khoa google search console 02

Bạn có thể thấy vị trí từ khoá này hiện là 5,5 & tỷ lệ click (CTR) chỉ 6,5%. Mục tiêu là Ngọc cần tăng CTR vào bài viết, bởi vì nếu tăng được CTR thì chắc chắc vị trí thứ hạng từ khoá sẽ tăng theo.

Bây giờ Ngọc sẽ quay về bài viết tối ưu lại nội dung với các từ khoá cơ hội, nhưng quan trọng hơn là dành thời gian tối ưu và viết lại tiêu đề, thẻ meta.

Ngọc sẽ thêm một số từ gây chú ý, mang tính cập nhật vào tiêu đề hoặc đấu ngoặc đơn như thế này:

tối ưu tiêu đề làm SEO

Kết quả là tỷ lệ CTR tăng rõ rệt (lên 13,6%) và vị trí bắt đầu tăng theo (lên 4,1)

sử dụng Google Search Console để nghiên cứu từ khoá

Đến đây thì bạn đã thấy thích công cụ Google Search Console này chưa?

Khi nào nên sử dụng Google Search Console?

Google Search Console cần phải có thời gian để thu thập dữ liệu, vì thế với một blog mới thì bạn sẽ không tìm thấy những thống kê.

Nhưng mới một blog đã có khoảng 10 bài viết, với thời gian 3 tháng tồn tại thì lúc này bạn đã bắt đầu có thể dùng Google Search Console để nghiên cứu từ khoá cơ hội. Dùng các dữ liệu để điều chỉnh và tối ưu nội dung…

2. Google Keyword Planner

Tên chính xác của công cụ lập kế hoạch từ khoá này là Google Ads Keyword Planner, là một công cụ dành riêng cho những bạn nghiên cứu từ khoá để tối ưu quảng cáo Adwords.

Bạn có thể dùng công cụ này hoàn hoàn miễn phí, điều kiện duy nhất là bạn cần có một tài khoản Google Ads.

Với Google Ads Keyword Planner bạn có thể sử dụng 2 chức năng, đầu tiên là khám phá các từ khoá mới dựa trên từ khoá chính mà bạn muốn nghiên cứu.

nghiên cứu từ khoá bằng google keyword planner

Tiếp theo hãy nhập những từ khoá chính vào, chọn ngôn ngữ và quốc gia mà bạn muốn nghiên cứu.

google keyword planner

Ngay sau đó bạn sẽ thấy được đầy đủ dữ liệu liên quan đến lượt tìm kiếm trung bình, mức độ cạnh tranh của từ khoá, giá thầu quảng cáo (PPC).

Bạn cũng thấy được rất nhiều từ khoá liên quan được gợi ý ở phần “Ý tưởng từ khoá”

Cách nghiên cứu từ khoá bằng công cụ google keyword planner

Khi nào nên dùng Google Keyword Planner (GKP)?

Bạn hoàn toàn có thể dùng GKP để nghiên cứu và có một dự đoán tổng quan về từ khoá, mức độ cạnh tranh để quyết định xem có nên tối ưu từ khoá đó hay không.

Tuy nhiên GKP sẽ thực sự phát huy tác dụng cho những người muốn chạy quảng cáo. Bởi vì bạn sẽ nhìn thấy giá thầu trung bình mọi người đang sẵn sàng trả cho từ khoá này là bao nhiêu.

Cá nhân Ngọc thường dùng GKP để nghiên cứu từ khoá mang tính thương mại (tức những từ khoá khi được tối ưu có thể tạo ra chuyển đổi).

Hãy nhìn ảnh dưới đây:

nghiên cứu từ khoá

Bạn có dùng GKP để lọc ra những từ khoá có lượng tìm kiếm trung bình không quá nhiều, mức độ cạnh tranh thấp (dễ SEO) nhưng lại có giá thầu tối đa cao.

Đây chính là những từ khoá bạn có thể tối ưu xoay quanh ý định mua hàng, chắc chắn cơ hội tạo ra chuyển đổi sẽ tốt hơn nhiều đấy.

3. KWfinder

Một công cụ Ngọc sử dụng hàng ngày để nghiên cứu từ khoá để viết bài review sản phẩm kiếm tiền.

Bởi vì với KWfinder bạn có thể tìm thấy mọi dữ liệu của một từ khoá như lượt tìm kiếm mỗi tháng, từ khoá liên quan, xu hướng tăng trưởng tìm kiếm…

Đặc biệt 2 chỉ số mà Ngọc thích nhất đó là: Độ khó của từ khoá & top 10 đang xếp hạng cao nhất (nghiên cứu đối thủ)

cach nghien cu tu khoa bang cong cu kwfinder

Khi nào nên dùng KWfinder?

Dù KWfinder không phải là công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí hoàn toàn, tuy nhiên nó là công cụ cần phải dùng nếu bạn đang hàng ngày làm công việc viết lách kiếm tiền.

Bởi vì nếu bạn không có đủ những dữ liệu quan trọng nhất về một từ khoá thì bạn sẽ không biết làm thế nào để tối ưu nó trên kết quả tìm kiếm. Bạn sẽ không tiếp cận được người đọc, khách hàng.

Với KWfinder bạn sẽ dễ dàng kiểm tra từ khoá được tìm kiềm nhiều nhất & đánh giá mức độ khó SEO cho chính từ khoá đấy.

4. AnswerThePublic

Bạn có muốn đưa bài viết lên vị trí ưu tiên, còn gọi là vị trí số 0 trên Google như thế này:

công cụ nghiên cứu từ khoá AnswerThePublic

Sử dụng AnswerThePublic sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Google rất muốn trả lời cho người dùng ngay trên trang tìm kiếm với những câu hỏi thường gặp, phổ biến.

Và để biết chính xác người dùng đang tìm những câu hỏi gì liên quan đến từ khoá bạn muốn tối ưu thì AnswerThePublic sẽ giúp bạn tốt nhất.

Đơn giản chỉ cần nhập từ khoá của bạn và ngay sau đó những câu hỏi gắn với từ khoá của bạn sẽ được liệt kê. Các câu hỏi thường xoay quay những từ như: Là gì? Như thế nào? Loại nào tốt? Ở đâu? Khi nào? Tại sao?…

công cụ nghiên cứu từ khoá AnswerThePublic

Khi nào nên dùng AnswerThePublic?

Khi bạn muốn đưa bài viết lên đoạn trích nổi bật của Google, tức là vị trí số 0.

Tất nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể dễ dàng nhận được vị trí số 0, cá nhân Ngọc thấy rằng điều kiện cần và đủ đó là bài viết của bạn ít nhất phải được ở top 1 trước.

Sau đó bạn có thể dùng AnswerThePublic nhằm khám phá thêm các câu hỏi để tối ưu thêm nội dung và vị trí số 0 là điều có thể đạt được.

5. SEOquake

SEOquake là một tiện ích (extension) miễn phí bạn có thể cài đặt lên trình duyệt Chrome, Firefox…

công cụ nghiên cứu từ khoá seoquake

Khi sử dụng SEOquake để nghiên cứu từ khoá bạn sẽ thấy ngay được các chỉ số trên trang tìm kiếm của Google như:

  • Cung cấp một cái nhìn tổng thể (overview) của bất website nào
  • Xác định keyword difficulty (độ khó của từ khoá)
  • Phân tích traffic
  • Phân tích chi tiết backlink
  • So sánh domain (độ uy tín, tuổi thọ tên miền)

Khi nào nên dùng SEOquake?

Khi bạn muốn phân tích tổng quan về một từ khoá & đặc biệt dùng để phân tích chỉ số của những trang đang có khả năng là đối thủ của bạn.

Dựa trên những chỉ số này bạn sẽ đưa ra được quyết định có nên chọn và nghiên cứu từ khoá này để bắt đầu làm SEO cho nó hay không?

6. Moz Keyword Explorer

Nếu như bạn muốn phát hiện ra những từ khoá tạo ra tỷ lệ click cao nhất thì Moz Keyword Explorer sẽ là công cụ không thể không dùng.

Giống như các công cụ nghiên cứu từ khoá khác, khi nhập từ khoá chính vào bạn sẽ thấy được những từ khoá liên quan mà mọi người đang tìm kiếm nhiều.

Ví dụ: Ngọc nghiên cứu từ khoá “máy rửa mặt”, sẽ thấy được các thương hiệu máy rửa mặt nhiều người đang tìm kiếm hàng ngày như thế này:

cong cu nghien cuu tu khoa Moz Keyword Explorer 01

Khi nào nên dùng Moz Keyword Explorer?

Khi bạn muốn phát hiện và dự đoán từ khoá bạn đang nghiên cứu sẽ nhận được tỷ lệ click tự nhiên (Organic CTR) là bao nhiêu? Mức độ ưu tiên (Priority) của CTR?

cong cu nghien cuu tu khoa Moz Keyword Explorer 02

Các chỉ số này nói lên điều gì? Organic CTR (lượt click vào kết quả tìm kiếm không phải trả tiền) sẽ cho bạn thấy cơ hội nhận được bao nhiêu click nếu bài viết của bạn nằm trong top 10.

Ở hình trên bạn thấy độ khó của từ khoá chỉ 18 (tương đối dễ SEO), mức độ ưu tiên CTR Priority cũng không quá thấp. Nhưng Organic CTR cao đến 90% -> điều này cho thấy đây là một từ khoá đáng để bạn nghiên cứu & tối ưu.

7. KeywordTool.io

Xác định những từ khoá liên quan về mặt ngữ nghĩa (từ khoá LSI) với từ khoá chính nhằm tối ưu nội dung một cách toàn vẹn hơn là điều gần như bắt buộc khi làm SEO.

Từ khoá LSI (Latent Semantic Indexing – lập chỉ mục ngữ nghĩa ngầm). Là những từ hay cụm từ liên quan về mặt ngữ nghĩa với nhau có mục đích bổ trợ cho từ khóa chính.

Ví dụ nếu bạn nếu bạn đang tối ưu từ khoá “máy lọc nước” vậy những từ khoá LSI cần được nhắc đến trong nội dung sẽ là: “Lõi lọc”; “Ion kiềm”; “nóng lạnh”; “điện giải”; “karofi”…

Và để tìm ra những từ khoá LSI thì Keywordtool.io là công cụ sẽ giúp bạn, chỉ cần nhập từ khoá chính vào.

công cụ nghiên cứu từ khoá keywordtool.io

Chưa đến 1 giây bạn sẽ có tất cả những từ khoá LSI để sử dụng cho việc tối ưu nội dung xoay quanh từ khoá chính.

cách sử dụng công cụ keywordtool.io để nghiên cứu từ khoá

Khi nào nên dùng Keywordtool.io?

Bất cứ khi nào bạn cần phân tích từ khoá, khi bạn cần tìm ra những từ khoá liên quan đến mặt ngữ nghĩa.

Và phải nói rằng Google ngày càng thông minh, hiện các thuật toán của Google đã dùng trí tuệ nhân tạo để hiểu một trang nói về vấn đề gì.

Như vậy một bài viết chứa nhiều từ khoá LSI là một yếu tố giúp Google xác định tổng thể bài viết này muốn nói về điều gì (rất quan trọng đấy)

8. Keywords Everywhere

Keywords Everywhere cũng là một công cụ giúp bạn khám phá ra rất nhiều từ khoá liên quan đến từ khoá chính.

Điểm thú vị bạn có thể cài extension vào trình duyệt Chrome, và nhận ngay dữ liệu từ khoá liên quan trên trang tìm kiếm.

Như thế này đây:

phân tích từ khoá làm seo với công cụ keywordseverywhere
Xác định xu hướng tìm kiếm & từ khoá liên quan (Related Keywords)

Khi nào nên dùng Keyword Everywhere?

Khi bạn muốn phát triển nội dung bài viết rộng hơn hoặc đơn thuần bạn muốn tìm ý tưởng bài viết.

Thậm chí khi bạn muốn tối ưu nhóm từ khoá mua hàng liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm mà bạn kinh doanh, Keyword Everywhere sẽ cho bạn rất nhiều gợi ý.

Ví dụ Ngọc tìm “máy rửa mặt” và phát hiện khá nhiều từ khoá thú vị như: “máy rửa mặt giá học sinh”; “máy rửa mặt đức loại nào tốt”…

tìm thêm ý tưởng từ khoá với công cụ Keyword Everywhere

9. Ahrefs

Đối với người làm SEO chuyên nghiệp thì công cụ nghiên cứu từ khoá Ahrefs không quá xa lạ.

Trước đây để sử dụng Ahrefs bạn sẽ cần phải trả một khoản phí hàng tháng khá lớn, tuy nhiên hiện nay bạn có thể được dùng miễn phí công cụ Ahrefs Webmaster Tools để nghiên cứu từ khoá, tối ưu, audit site, nghiên cứu đối thủ…

Công cụ nghiên cứu từ khoá Ahrefs Webmaster Tools
Công cụ Ahrefs Webmaster Tools (free 100%)

Bạn chỉ cần tạo một tài khoản miễn phí, khai báo tên miền để Ahrefs bắt đầu phân tích số liệu và báo cáo cho bạn một kết quả đầy đủ với rất nhiều chỉ số hữu ích để làm SEO.

Điểm đặc biệt báo cáo sẽ được tự động cập nhật, phân tích và gửi cho bạn hàng tuần luôn nhé.

Tổng thể các chỉ số sẽ như thế này:

nghiên cứu từ khoá bằng Ahrefs

Khi nào nên dùng Ahrefs?

Nên dùng thường xuyên! Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể dùng Ahrefs để phân tích các từ khoá có cơ hội để tối ưu nhằm đẩy lên vị trí top 1 hoặc thâm chí top 0 trên Google.

Cách làm sẽ như thế này:

Trước hết hãy vào mục “Organic Keyword”, sau đó sử dụng bộ lọc để lọc ra các từ khoá đang có vị trí “Position từ 2-7”. Chọn tiếp mục “Featured snippet”

Mục tiêu để tìm ra những từ khoá trên trang của bạn sẽ có cơ hội hiển thị với đoạn trích nổi bật.

ccong cu nghien cuu tu khoa Ahrefs 01

Ngay sau đó bạn sẽ thấy tất cả các từ khoá, trang có thể tối ưu nội dung để cải thiện vị trí, đặc biệt có thể nhắm đến vị trí số 0.

Ví dụ Ngọc sẽ thực hiện tối ưu cho từ khoá “kiếm tiền tại nhà”, vậy Ngọc cần phân tích xem ai đang xếp hạng tốt trên Google với từ khoá này. Việc đơn giản là nhấn vào “SERP”.

Ngay sau đó sẽ thấy được 10 trang có kết quả cao nhất, các chỉ số liên quan đến từng trang, Ngọc cũng có thể dành thời gian đọc các trang đang xếp hạng cao hơn để xem cách họ làm nội dung như thế nào…

tối ưu nội dung với công cụ ahrefs

OK, đã đủ dữ liệu rồi. Bây giờ Ngọc sẽ tối ưu lại nội dung của mình và kết quả là…

cách phân tích từ khoá làm seo bằng Ahrefs

Vị trí số 0 bao giờ cũng đẹp hơn vị trí số 1 đúng không nào? 🙂

10. Google Trend

Cuối cùng, trong danh sách các công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí đó là Google Trend. Một công cụ miễn phí từ khi nó ra đời đến nay nhưng lại rất ít bạn dùng nó vào việc nghiên cứu từ khoá.

Thông thường với Google Trend bạn có thể kiểm tra xu hướng của một từ khoá cụ thể theo khung thời gian, vùng địa lý. Dựa trên biểu đồ này bạn sẽ biết từ khoá đó tăng hay giảm.

nghiên cứu từ khoá bằng google trend

Nhưng đừng dừng lại ở đó.

Vì Google Trend còn nhiều điều thú vị khác chờ bạn khám phá đấy, hãy kéo xuống mục “Cụm từ tìm kiếm có liên quan”.

Đây là những từ khoá đuôi dài vô cùng giá trị liên quan đến chủ đề, từ khoá chính mà bạn đang nghiên cứu.

Hãy nhìn vào cột tăng trưởng và để ý đến số % của các cụm từ này.

dùng google trend phân tích từ khoá

Thỉnh thoảng khi nghiên cứu từ khoá Ngọc nhận thấy có một số cụm từ tìm kiếm liên quan còn có mức độ tăng trưởng được Google Trend gắn chữ “Đột biến”

tìm kiếm từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất

Ý nghĩa của “Đột biến” là gì? Theo mô tả của Google tại đây thì đột biến tức là đang có mức độ gia tăng rất nhanh và không thể mô tả bằng con số % cụ thể. Thường thì sẽ tăng hơn 5000%

phân tích từ khoá có nhiều lượt tìm kiếm

Và thường thì bạn có biết không? Những chủ đề, từ khoá mà có sức đột biến như thế này chính là những từ khoá mới và mức độ cạnh tranh thường không quá cao (tức độ độ khó SEO thường dưới 10).

Một cơ hội lớn cho bạn nếu bạn xây dựng nội dung và nhắm đến những từ khoá đột biến này đấy.

Khi nào nên dùng Google Trend?

Khi bạn muốn biết chính xác xu hướng của một từ khoá, và khi bạn muốn tìm ra những từ khoá liên quan có tốc độ tăng trưởng tốt. Hoặc đang “Đột biến”.

Ngoài ra bất cứ khi nào bạn muốn mở rộng chủ đề, thậm chí nếu bạn muốn tìm những từ khoá LSI (từ khoá ngữ nghĩa ngầm) cho chủ đề hiện tại thì bạn cũng có thể dùng Google Trend.

Dưới đây là một ví dụ, Ngọc nghiên cứu từ khoá chính là “mất ngủ” và kéo xuống bên dưới ở mục “Chủ đề có liên quan” Ngọc tìm thấy được những cụm chủ đề đang có mức tăng trưởng đột phá.

Đây chính là những từ khoá LSI mà Ngọc có thể đưa vào bài viết liên quan đến chủ đề “mất ngủ”

cách tìm từ khoá LSI bằng Google Trend

Đến đây bạn đã thấy sức mạnh của Google Trend chưa?

Lời kết

Như vậy với bài viết này Ngọc tin rằng bạn đã có được danh sách top 10 công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí tốt nhất. 

Về cơ bản mỗi công cụ sẽ có một thế mạnh riêng & sẽ phát huy tác dụng vào từng mục tiêu cụ thể khác nhau khi bạn thực hiện nghiên cứu từ khoá.

Cuối cùng, Ngọc rất mốn nghe ý kiến của bạn:

Bạn đang dùng công cụ nghiên cứu từ khoá nào?

Bạn nghĩ sao về 10 công cụ nghiên cứu từ khoá mà Ngọc đề cập ở trên đây? Hoặc bất kỳ câu hỏi, hay kinh nghiệm nào mà bạn có thể chia sẻ?

Hãy để lại một bình luận ở bên dưới ngay nhé!

4.2 5 votes
Đánh giá bài viết

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Ngọc một ly cà phê nhé!

Bạn thích nội dung này?

Ngọc thường xuyên gửi những thông tin như thế này cho bạn qua email mỗi tuần. Hơn 5000+ người đang nhận thông tin! (Mỗi tuần chỉ 2 email - Không SPAM)

Bạn cũng sẽ thích:

Theo dõi
Thông báo qua email khi
guest

20 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Mai Tấn Lợi
Khách
3 năm trước

Hi anh,
Ngoài các công cụ mà anh kể trên thì em thấy 2 tool này cũng khá mạnh, đó là SEMrush và Ubersuggest, nhưng có điều phiên bản free khá là giới hạn tính năng.

hai lập trình
Khách
3 năm trước

Bài viết rất hữu ích với em. Cảm ơn anh đã chia sẻ.

Nguyễn Gia
Khách
3 năm trước

Bài biết của anh rất hay. em đang nghiên cứu tự học về seo qua Việt (GTV) có nhắc về anh. hiện tại em đang làm website về dịch vụ máy tính máy in. muốn xây dựng liên kết bền vững mong anh Ngọc chỉ thêm ạ. tks anh

Khanh Hồ
Khách
4 năm trước

Em thường dùng bên ahrefs thấy dường dư đủ tính năng để một seoer cần, lại kết hợp thêm phần keyword explorer để phân tích từ khóa, câu hỏi có từ khóa…. khá ok.

Biên Lê
Biên Lê
Khách
Reply to  Nguyễn Anh Ngọc
3 năm trước

Chị mua trên Ahref mua chung giá tốt hơn (150 – 600.000k/tháng – tùy chọn)

Yen
Yen
Khách
4 năm trước

Cho em hỏi nay người dùng chuyển hướng qua dùng youtube nhiều hơn, k biết giờ viết blog còn dễ kiếm tiền k ạ. Em định làm blog nấu ăn, thấy youtube thì ngta xem nhiều hơn nhưng em lại có thế mạnh về viết lách hơn ạ

Thảo
Khách
4 năm trước

Hi anh, sao mỗi lần em vào google search console là đều bị bắt phải verify, mặc dù đã verify từ lâu rồi?

Mà em lại không nhớ phải copy code đó vào DNS configuration như thế nào nữa.

TinhTN
Khách
4 năm trước

cái này AnswerThePublic hay phết nay e mới biết, Thank Anh Ngọc

Phong Linh Gems
Khách
4 năm trước

Cá nhân em chỉ sử dụng Google Search Console, Google Keyword Planer, Ahrefs, Google Trent, google suggest là thấy khá Ok rồi. Nhiều quá nhiều lúc thấy loạn. Ahii

mtrinhtrieuan
Khách
4 năm trước

cảm ơn những chia sẻ hữu ích của Ngọc, phải nghiên cứu từ bây giờ mới được

20
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận!x

Tải miễn phí E-book

Bí mật giúp bạn xây dựng cỗ máy ATM tại nhà.