Học cách viết bài chuẩn SEO là một nhiệm vụ mà chúng ta, những người đang làm internet marketing đều bắt buộc phải học.
Thử hỏi nếu bạn là một blogger, bạn có muốn viết một bài để rồi tạo ra hàng nghìn lượt truy cập cho bài viết đó?
Hay bạn là một người bán hàng (kinh doanh online) bạn có muốn sau khi viết bài về sản phẩm thì khách hàng ùn ùn kéo vào, đọc từ đầu đến cuối và mua hàng của bạn?
Chắc chắn là muốn rồi đúng không?
Nhưng có lẽ không phải ai cũng làm được điều này… viết bài chuẩn SEO đang làm cho bạn lúng túng và nó quá khó?
Ok, trong bài viết này Ngọc sẽ chia sẻ cho bạn 5 bước rất đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng…
Bài viết chuẩn SEO là gì?
Đây chính là câu hỏi mà bạn cần giải đáp được nếu muốn viết một bài chuẩn SEO!
Đơn giản bạn sẽ không thể tạo ra một bài viết chuẩn SEO nếu không hiểu thế nào là một bài được gọi là… chuẩn SEO.
Để đơn giản, bạn chỉ cần hiểu thế này:
- Tức là một loạt các công việc mà bạn cần thực hiện để tối ưu hoá bài viết/website của mình nhằm giúp người dùng dễ dàng tìm thấy bạn trên công cụ tìm kiếm (Google) với một từ khoá cụ thể.
Ví dụ: Nếu bạn đang kinh doanh nghệ “tinh bột nghệ” và bạn muốn tiếp cận khách hàng thì chắc chắn bạn cần phải tạo ra bài viết chuẩn SEO để khi khách hàng tìm kiếm từ khoá “tinh bột nghệ nguyên chất” thì họ sẽ phải thấy bạn trên kết quả của Google. Ít nhất là ở trang số 1.
Đây được tạm gọi là bài viết chuẩn SEO.
Tại sao Ngọc lại gọi là “tạm”?
Đơn giản bạn đã làm tốt công việc SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm), còn việc có thực sự “chuẩn SEO” hay không thì cần phải xác định một số yếu tố sau:
- Khách hàng tìm thấy nhưng có click vào để đọc bài viết không?
- Click rồi, có đọc hết bài viết không?
- Đọc hết bài viết rồi, có làm theo được hoặc có mua hàng hay không?
- …
Nếu đạt đủ các yếu tố trên thì đó mới chính thức là một: Bài viết chuẩn SEO!
Tóm lại, thực chất nhiệm vụ chính của bạn là cần tạo ra một bài viết không chỉ CHUẨN SEO mà còn phải HỮU ÍCH cho người dùng nữa.
Ok vậy làm sao để làm được tất cả những điều đó? 5 bước sau đây sẽ giúp bạn!
Bước 1: Nuôi dưỡng ý tưởng bài viết
Nuôi dưỡng ý tưởng bài viết là một việc vô cùng quan trọng nếu bạn muốn tạo ra một bài viết chuẩn SEO.
Công việc cụ thể ở đây chính là:
- Chọn chủ đề bài viết
- Lập dàn ý nội dung bài viết
- Suy nghĩ và nuôi dưỡng ý tưởng cho bài viết trong một thời gian cụ thể
Cá nhân Ngọc có thói quen tạo ra một bản nháp ngay khi trong đầu xuất hiện ý tưởng cho bài viết, trong bản nháp đó Ngọc sẽ viết tiêu đề, gạch đầu dòng về những nội dung chính sẽ viết….
Sau đó dành thời gian suy nghĩ và nuôi dưỡng ý tưởng.
Bước 2: Nghiên cứu từ khoá & xu hướng người dùng
Ở bước trên bạn đã có chủ đề và ý tưởng mà… bạn nghĩ ra rồi!
Vì thế ở bước này, bạn sẽ phải kiểm tra xem mọi người có nghĩ giống như bạn không?
Họ có thực sự có nhu cầu về cái điều mà bạn đang chuẩn bị viết không?
Vì thế bạn cần làm…
1. Nghiên cứu từ khoá
Mục tiêu của của việc nghiên cứu từ khoá là để biết được:
- Hiện người dùng đang tìm kiếm từ khoá gì liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn? -> Chọn được từ khoá cho bài viết.
- Lượng tìm kiếm trung bình cho từ khoá đó nhiều hay ít -> Nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ có lớn không?
Ok, có khá nhiều công cụ để nghiên cứu từ khoá nhưng cá nhân Ngọc thường dùng những cách sau đây:
Google Search Box
Ô tìm kiếm có một chức năng rất hay đó là Google Suggestion (gợi ý từ Goolge).
Việc của bạn đơn giản là chỉ cần nhập từ khoá liên quan đến chủ đề/sản phẩm/dịch vụ của bài viết và xem tất cả các cụm từ khoá được gợi ý.
Chỉ với thao tác này bạn sẽ tìm thấy rất nhiều từ khoá mà người dùng đã và đang hàng ngày tìm kiếm trên internet đấy.
Nhưng chưa hết, bạn còn tìm được cả những từ khoá liên quan nữa.
Ví dụ Ngọc tìm từ khoá “cách viết bài chuẩn SEO”, sau đó kéo xuống dưới Ngọc sẽ tìm thấy được rất nhiều từ khoá liên quan.
Sau đó click vào những từ khoá liên quan này và tiếp tục kéo xuống dưới bạn sẽ lại thấy những từ khoá liên quan khác.
Vậy là bạn có được một danh sách rất nhiều từ khoá rồi đấy.
Nhưng chưa hết…
Đây là một công cụ miễn phí tiếp theo để bạn có thể nghiên cứu từ khoá và tìm ra rất nhiều từ khoá đuôi dài liên quan đến từ khoá chính.
Ok như vậy kết thúc bước này bạn đã có một danh sách khá lớn cho các từ khoá, lưu ý thêm bây giờ bạn hãy chọn các từ khoá dài (hơn 4 từ) để tối ưu cho bài viết nhé.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những từ khoá dài (Long Tail) luôn có lượng tìm kiếm cao hơn, cho tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và từ đó sẽ giúp gia tăng lưu lượng truy cập gấp nhiều lần so với các từ khoá ngắn.
Đơn giản vì khi người dùng tìm từ khoá dài thì chính là lúc nhu cầu của họ được phản ánh một cách cụ thể nhất, từ khoá dài cũng sẽ dễ SEO hơn vì độ cạnh tranh thấp.
Vì thế chẳng tội gì mà không chọn từ khoá dài để tối ưu cho content phải không?
2. Kiểm tra xu hướng người dùng
Kết thúc bước nghiên cứu từ khoá bên trên tạm thời bạn đã có một list các keyword dùng để tối ưu cho bài viết.
Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là liệu lượng tìm kiếm của các từ khoá đó nhiều hay ít?
Hiện người dùng có quan tâm đến lĩnh vực/sản phẩm dịch vụ đó hay không? (tức là có nhu cầu không? nhu cầu tăng hay giảm?)
Đây là điều bạn cần phải nắm chắc trước khi bắt tay vào quyết định viết bài.
Bây giờ hãy dùng Goolge Trend để kiểm tra nhé!
Nhìn vào biểu đồ thống kê thì cho thấy xu hướng tìm kiếm và mức độ quan tâm của người dùng liên quan đến “tinh bột nghệ” là luôn tăng.
Cùng đừng quên kéo xuống dưới để khám phá thêm các chủ đề có mức độ gia tăng lớn liên quan đến lĩnh vực nhé.
Những chủ đề này vô cùng tốt cho việc bạn xây dựng những bài viết tiếp theo, hoặc đây cũng chính là những nội dung nhỏ để bạn có thể “thêm vào” bài viết đấy.
Dùng KWfinder để kiểm tra lượng tìm kiếm
Bạn có muốn biết chính xác từ khoá chuẩn bị dùng để tối ưu bài viết có bao nhiêu lượng tìm kiếm mỗi tháng không?
Độ khó của từ khoá này như thế nào? Website nào (đối thủ) đang SEO tốt từ khoá này trên công cụ tìm kiếm…
KWfinder sẽ cho bạn tất cả những thông tin đó.
Nhìn vào những chỉ số trên bạn có thể thấy lượng tìm kiếm khá cao, chứng tỏ nhu cầu về sản phẩm “tinh bột nghệ” là rất lớn.
Khi dùng KWfinder bạn cũng cần lưu ý đến 2 chỉ số:
- KD: Độ khó của từ khoá, thường những từ khoá có chỉ số trên 40 sẽ rất khó SEO. (nhưng không phải là SEO không được nhé)
- Google SERP: Những trang đang xếp hạng cao nhất, đây chính là đối thủ của bạn.
Và việc của bạn là di chuyển sang bước tiếp theo…
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Với bất cứ từ khoá nào thì phần lớn cũng đã có người SEO rồi, vì vậy nếu bạn muốn đứng top trên kết quả tìm kiếm thì bạn cần phải “vượt top cũ”
Thông thường bạn có thể dùng ngay công cụ KWfinder để xem các đối thủ hàng đầu đang SEO như thế nào? Và làm sao để bạn tối ưu SEO tốt hơn họ?
Nhìn vào kết quả trên bạn sẽ thấy ngay 4 đối thủ hiện đang giữ top với từ khoá “cách viết bài chuẩn SEO”. Tuy nhiên nhìn vào độ khó (29) thì đây cũng không phải là từ khoá qúa khó, cơ hội để bạn vượt lên là hoàn toàn có thể.
Cách nhanh hơn bạn cũng cũng có thể dùng Google Search Box.
Sau đó vào đọc từng bài viết và trả lời những câu hỏi sau: Họ đã…
- Viết tiêu đề kích thích người dùng click chưa?
- Từ khoá chính đã nằm trong: Tiêu đề; 150 ký tự của bài viết; trong URL; trong thẻ H2… chưa?
- Hình ảnh của họ có liên quan với nội dung, độc đáo chưa?
- Bài viết có dễ đọc không? Các đoạn văn dài hay ngắn, cách hành văn có dễ hiểu không?
- Bố cục viết thế nào: Có các tiêu đề phụ không? Các từ khoá liên quan có được tối ưu và phân bổ trong bài viết không?…
- Họ sử dụng bao nhiêu internal link (link nội bộ)? Bao nhiêu external link (link ngoài)?
- Họ có video hay infographic hỗ trợ cho bài viết không?
- Họ viết bài dài hay ngắn? Bao nhiêu từ?
- Cuối cùng và quan trọng nhất đó là: Nội dung của họ có giá trị (có ích) không?
Đó là tất cả những yếu tố để bạn cần xem xét thật cẩn thận, và tìm cách làm tốt hơn họ.
Ok như vậy khi kết thúc bước 3 này bạn đã có đủ dữ liệu như từ khoá chính là gì? Lượng kiếm cao hay thấp? Danh sách các từ khoá liên quan cho từ khoá chính, bạn cũng đã có thêm những ý tưởng để xây dựng nội dung bài viết tốt hơn đối thủ…
Còn chờ gì nữa mà không di chuyển sang bước 4?
Bước 4: Tạo cấu trúc bài viết & tối ưu nội dung chuẩn SEO
Cấu trúc bài viết làm sao cho hấp dẫn và giữ chân người đọc là yếu tố quyết định. Hầu hết sau khi click vào bài viết của bạn thì chỉ 25-30% trong đó đọc hết bài viết.
Còn lại hầu như họ sẽ dời đi ngay đơn giản vì bạn chưa biết cách “gãi đúng chỗ ngứa” của họ.
Thông thường khi viết bài chúng ta sẽ phân làm 3 phần:
- Phần intro (hay còn gọi là dẫn nhập, đoạn mở đầu)
- Phần giải quyết vấn đề
- Phần kết luận
1. Cách tạo cấu trúc bài viết tốt cho SEO
Nếu bạn mở đầu một đoạn intro lòng vòng, dài dòng và không nêu được vấn đề chính hay nội dung của bài viết thì khả năng người dùng sẽ dời đi ngay.
Vì bạn cần hiểu rằng khi họ tìm kiếm một từ khoá (vấn đề) nào đó thì điều quan trọng nhất là họ đang mong muốn tìm được cách giải quyết vấn đề.
Do đó ngay trong đoạn intro (mở đầu) của bài viết bạn nên cho họ biết họ sẽ nhận được gì khi theo dõi hết bài viết này.
Cá nhân Ngọc khuyên bạn nên mở đầu bài viết bằng những câu hỏi xoáy ngay vào vấn đề mà bạn dự định giải quyết cho đọc giả.
Với những câu hỏi như thế này chắc chắn người đọc sẽ rất muốn xem đáp án như thế nào và việc họ tiếp tục kéo xuống dưới để… tìm đáp án là điều dễ xảy ra.
Ví dụ nếu bạn đang viết một bài về “cách tối ưu content chuẩn seo” thì bạn hoàn toàn có thể mở đầu bằng những câu hỏi như sau:
Bạn đang tự hỏi cách viết bài chuẩn SEO năm 2018 có gì khác?
Bạn đang tìm hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO nhưng lại bị quá rối? Có qúa nhiều thông tin…
Đã nhiều lần bạn thử học cách tối ưu nội dung chuẩn SEO nhưng cuối cùng vẫn không thể?
Bạn có tin nếu tôi nói rằng việc tối ưu content chuẩn SEO không có gì khó?
Chỉ cần 5 bước đơn giản như sau và tôi tin chắ bất cứ ai cũng làm được…
Đó là cách bạn đưa ra những câu hỏi xoáy thẳng vào vấn đề của người đọc, những câu hỏi thế này sẽ tạo ra một sự thôi thúc vô cùng lớn kiến họ sẽ phải tiếp tục đọc phần còn lại của bài viết vì họ thấy… ở đây đúng là nơi mà họ đang tìm kiếm.
Ok như vậy là bạn đã mở đầu tốt, bây giờ là lúc bạn thực hiện lời hứa với người đọc. Hãy giải quyết vấn đề ngay cho họ, tức là cung cấp các thông tin thật giá trị liên quan đến chủ đề bạn đang viết nhé.
Viết bài hấp dẫn người đọc và làm cho họ không thể dời đi tức là làm cho họ thấy bài viết của bạn thật sự hữu ích, họ đọc hết bài viết, họ tìm thấy câu trả lời và cuối cùng tham gia vào bài viết bằng những hành động như bình luận, chia sẻ, mua hàng…
Để tạo sự tương tác với người đọc bạn có thể sử dụng những câu hỏi trong nội dung bài viết, cuối bài viết cũng đừng quên kêu gọi một hành động cụ thể như yêu cầu để lại bình luận, chia sẻ lên mạng xã hội, đăng ký bản tin…
Viết nội dung hấp dẫn đặc biệt sẽ giúp cho người dùng ở lại blog của bạn lâu hơn, quay trở lại thường xuyên hơn và đây là những yếu tốt rất rất quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng cho bài viết trên blog của bạn.
Cá nhân Ngọc tin rằng nó còn quan trọng hơn cả những việc tối ưu nội dung chuẩn SEO bên dưới đây.
2. Cách tối ưu nội dung chuẩn SEO
Thực sự đây là công việc làm SEO-Onpage, và để làm tốt thì cũng không khó vì bạn chỉ cần cần nắm được nguyên tắc và thực hàng đều đặn công việc đó mà thôi.
Những công việc đó gói gọn trong infographic dưới đây:
Bạn cũng có thể xem video bên dưới đây để biết làm thế nào Ngọc có thể đặt bài viết lên trang đầu của Google chỉ với việc thực hiện SEO-onpage nhé!
Đến đây có lẽ bạn sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy trong các yếu tố tối ưu SEO-onpage bên thì thì yếu tố nào quan trọng nhất?
Câu trả lời sẽ là: Tất cả đều quan trọng vì đây là một chuỗi quy trình tổng thể bạn cần phải làm để tạo ra được bài viết chuẩn SEO!
Nhưng cá nhân Ngọc thì cho rằng việc viết một tiêu đề bài viết hấp dẫn cả người dùng và Goolgle vẫn là yếu tố cần dành nhiều thời gian nhất.
Vì như đã nói ở trên tất cả chỉ là con số 0 nếu như người dùng không click vào đọc nội dung của bạn.
Vì thế bằng mọi cách bạn cần làm cho bài viết hiện diện ở trang nhất của Google nhưng cũng phải bằng mọi cách để tạo ra một tiêu đề thực sự hấp dẫn và kích thích người dùng.
Để làm điều đó, khi viết tiêu đề hãy chú ý đến việc sử dụng: Con số + từ ngữ gây cảm xúc + thời điểm
Đây là một tiêu điều hội tụ 3 yếu tố đó:
- Bí mật: Cách viết bài chuẩn SEO với 5 bước cực đơn giản – Cập nhật 2018
Bước 5: Cập nhật nội dung bài viết
Đây là bước mà 99% các bạn làm SEO thường bỏ qua. Cá nhân Ngọc trước đây cũng không quan tâm và coi thường việc này vì quá tập trung cho ra các bài viết mới.
Nhưng… trừ khi content của bạn là loại “bất di bất dịch” như kiểu “Vì sao trái đất quay quanh mặt trời” còn lại hầu hết chúng ta sẽ phải cập nhật nội dung.
Vì bạn biết đấy bot tìm kiếm của Google vẫn thường xuyên quay lại bài viết để cập nhật và index, các thuật toán của của Google cũng đủ thông minh để biết được rằng bài viết này có được cập nhật hay không?
Nội dung còn có tính giá trị ở thời điểm hiện tại hay không?…
Vì thế hãy thường xuyên theo dõi, update nội dung, kiến thức cho content của bạn vì suy cho cùng bạn đang viết bài để chia sẻ kiến thức cho người đọc do đó nếu họ nhận thấy giá trị nội dung không còn áp dụng được thì cho dù kỹ thuật SEO của bạn có tốt thế nào cũng bằng 0 mà thôi.
Lời kết
Oh Ngọc hy vọng đây sẽ là một bài viết đầy đủ nhất về cách viết bài chuẩn SEO.
Bài viết khá dài với nhiều thông tin liên quan, nhưng Ngọc tin rằng nếu bạn áp dụng đúng các bước trên và tạo thành thói quen thì việc tối ưu content sẽ không có gì quá khó khăn.
Tổng kết lại 5 bước quan trọng để tạo ra content chuẩn SEO đó là:
- Cần tìm kiếm một chủ đề bài viết và nuôi dưỡng ý tưởng cho bài viết đó
- Nghiên cứu từ khoá tiềm năng cho bài viết & kiểm tra xu hướng người dùng
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu sau đó làm tốt hơn họ
- Tạo cấu trúc bài viết rõ ràng, hấp dẫn & áp dụng các nguyên tắc SEO-Onpage
- Thường xuyên theo dõi để cập nhật nội dung bài viết nhằm giữ thứ hạng
Bạn có nghĩ rằng Ngọc đã thiếu một bước nào đó? Hay bạn có những phương pháp khác để viết nội dung chuẩn SEO cho riêng mình? Để lại bình luận ngay bên dưới để Ngọc có cơ hội học tập và thảo luận cùng bạn nhé!
Chào bạn, tư vấn giúp mình cách seo web https://www.top5hot.vn/ nhé! Cảm ơn bạn!
cảm ơn anh Ngọc về bài viết này giúp ích em rất nhiều khi làm seo
Ok em nhé, chúc em thành công
anh Ngọc ơi, em đã seo bài viết theo hướng dẫn từ anh, nhưng bài viết của em không được google index, họ nói nếu index sẽ làm web tải chậm. Vậy em phải khắc phục làm sao để được google index đây anh, em cảm ơn!
Em thích câu slogan của anh, giấu xác chết ở trang 2 Google á, ít ai tìm. Đúng luộn hih
Cám ơn em, thời điểm này mà “xác chết” nằm ở gần cuối trang 1 thì cũng không có ai ngó qua nữa rồi 😀
SEO như cá nhân e nghĩ nó là chủ đề thật khó , e thấy nhiều bài viết của a ở trên TOP , mà có hàng trăm website làm về từ khóa đó mà bài viết của a có thể lên top dc , thật nể phục a quá , a Ngọc cám ơn a đã chia sẻ , bài viết nữa ích ạ
Bài viết của anh rất hay mặc dù là dài những ko làm cho người đọc cảm thấy nhàm chán.
@Diệu Thuý
Rất vui khi bạn thấy thích bài viết và để lại bình luận, hy vọng bạn sẽ luôn ủng hộ blog Ngọc Đến Rồi chấm Com.
Bài viết rất hữu ích!!!
a cho e hỏi làm sao để có từ khóa gợi ý cho web của mình a nhỉ. thanks a nhiều
Bạn có thể dùng Google Search Console và xem mục Lưu lượng tìm kiếm -> Phân tích tìm kiếm để xem tất cả các từ khoá mà người dùng hay tìm đến website của bạn nhé.
Từ những từ khóa đó bạn phân tích thêm để tìm ra các từ khoá liên quan, đó chính là cách tìm từ khoá gợi ý cho site đó.
ý e là từ khóa gợi ý là. ví dụ: e đang tìm kiếm từ: du lịch biển đẹp đà nẵng,thì mới ghi du lịch thì từ gợi ý ở dưới đã hiện ra du lịch biển đà nẵng, vậy đó a,thanks a
À vậy thì chỉ có cách em viết nội dung về tất cả các từ khoá liên quan đó và làm SEO onpage tốt để mục đích là cho Goolge xếp hạng các từ khoá đó cho site của em thôi. Không biết anh đã hiểu đúng câu hỏi của em chưa nữa???
Anh ngọc cho em hỏi
Khi mình sử dụng từ khóa A để SEO cho bài viết, sau đó em thấy từ khóa đó không hợp lý và muốn sửa lại thành từ khóa B, thì như vậy có ổn không anh… không biết có bị mất top không ạ Vì hiện tại từ khóa A vẫn đang có Top, nhưng em muốn thứ hạng cao hơn nữa ak. Xin nhận đc sự góp ý của anh ak, cam ơn a nhieu akl
Tối ưu cho từ khoá khác thì thường sẽ lên từ khoá đó em à, từ khoá cũ chắc chắn sẽ mất top thôi. Tuy nhiên nếu em làm khéo và biết cách thì có thể 1 bài viết vẫn lên được 2 đến 3 từ khoá. Nhưng tóm lại là vẫn có 1 từ khoá chính thôi.
Dạ vâng anh em hiểu ý của anh rồi. Nhưng e muốn hỏi một câu rất cụ thể là Yoast SEO nó vẫn cho phép thay đổi từ khóa như vậy đúng không anh? cam ơn anh rat nhiêu
Thay đổi lúc nào cũng được em à, thình thoảng cũng cần xem lại từ khoá và nghiên cứu lại vì keyword luôn thay đổi theo thời gian mà.
chỉ giáo giùm mình cách seo từ khóa mau lên top đi bạn. web mình 1 năm 4 tháng rùi từ khóa ko lên nổi trang 1. thanks bạn.
Cảm ơn anh, thấy mail gửi đến bài viết mới trong blog của a là lo mở ra xem ngay. Bài tuy dài nhưng đã xem hết.
Cám ơn em vì đã luôn theo dõi và ủng hộ anh và blog này nhé!
Cảm ơn chia sẻ rất tuyệt của Ngọc, mình học được rất nhiều từ bạn !
Tks Long Nhật vì luôn theo dõi và ủng hộ blog Ngọc Đến Rồi. Chúc bạn phát triển blog mạnh mẽ và thành công hơn nữa.
Những chia sẻ tuyệt vời từ một người có kinh nghiệm lâu năm, cảm ơn ngocdenroi!
Cám ơn bạn đã để lại bình luận và cũng rất vui khi thấy bạn thích bài viết này. Chúc thành công!
Cảm ơn anh Ngọc, bài viết thực sự rất hay, dường như đây là một bài viết rất chi tiết mà em từng đọc, xem đi xem lại vài lần để hiểu hơn. Nó mở ra một cái nhìn rộng hơn cho em về lĩnh vực mình đang làm “Đặt câu hỏi” ở phần mở đầu em thấy rất OK mà trước đây em chưa bao giờ làm.
Nhưng em thấy có một vấn đề rất bất cập về lĩnh vực em đang làm, một số site họ viết bài rất sơ sài, lủng củng nhưng lại top 1, trong khi em chăm chút về nội dung nhưng lại không bằng những trang blogspot, WordPress… Câu hỏi đặt ra liệu gg đang có vấn đề về thuật toán hay không?
Tiếp theo là sức mạnh site: Nếu như một site yếu, liệu khi viết một bài chất lượng, chuẩn SEO như anh nói ở trên, liệu khả năng cạnh tranh với những site họ đã rất mạnh, chỉ cần có bài là gần như lên top hay không? Bởi chính em cũng đang gặp vấn đề này, không cạnh tranh được dù chỉ là trang 2. 🙁
@Lương Gia: Cám ơn vì em để lại bình luận rất thú vị để chúng ta có cơ hội thảo luận thêm.
Về việc có ưu tiên blogspot hay không thì anh nghĩ chắc là có một chút vì dù gì blogspot vẫn là sản phẩm của Google mà. Còn WordPress thì anh không chắc lắm. Nhưng vấn đề ưu tiên chắc có lẽ không phải là lớn lắm, bằng chứng cho thấy các site đó cũng khó mà nổi bật hoàn toàn được đúng không.
Về sức mạnh tổng thể của site thì có đấy. Về cơ bản SEO đã là một quy trình rất nhiều việc tổng thể cần làm chứ không chỉ cứ viết bài chuẩn SEO như nội dung anh chia sẻ bên trên là lên top được (nếu vậy thì SEO có gì đâu cần học, cần làm, cần kinh nghiệm đúng không?)
Google có khoảng từ 200-300 thuật toán xếp hạng và cũng không ai nắm chắc được hết, ví dụ một site 1 năm tuổi chắc chắn sẽ không thể bằng site 10 năm tuổi. Ngược lại site 10 năm tuổi nhưng ít bài viết, bài viết chất lượng tệ, 3 tháng mới có 1 bài viết thì cũng không thể bằng site mới 3 tháng tuổi nhưng nội dung tốt, bài viết giá trị, độc đáo… đúng không.
Tóm lại anh nghĩ khi làm SEO cần bền bỉ ngoài việc áp dụng những kiến thức nền, có thể một thời điểm nào đó site tự nhiên bùng nổ và lúc nó viết bài nào sẽ lên top ngay bài đó. Và thời điểm bùng nổ đó đến sớm hay muộn có lẽ lại cần trở về giá trị nội dung và việc có áp dụng các nguyên tắc SEO “nền”, SEO “sạch” hay không mà thôi.
Thân mến và cám ơn chia sẻ từ em.
Mình thấy không thể nói Blogspot hay WordPress thì khả năng lên Top thấp hơn các Site khác được. Thuật toán của GG khó ai mà nắm hết được. Do vậy ngoài việc đầu tư nội dung thì bạn phải viết bài đều đặn nữa. Còn việc những Site viết bài lủng củng mà lên Top thì bạn yên tâm, người dùng có truy cập vào nhưng không thu hoạch được gì từ những bài viết đó thì họ sẽ qua bài hiển thị tiếp theo thôi. Như chính bản thân mình. Khi tìm hiểu một vấn đề gì mà Search GG ra thì mình sẽ đọc rất nhiều trang nói về vấn để đó được hiển thị. Để lấy ra những gì mình cho là tinh túy và đầy đủ nhất. Tóm lại SEO là cả một nghệ thuật và cả một quá trình xây dựng mới thành công được.
Bác bê nguyên cái tên miền vào mục Tên, khổ thân bác. Như vậy có sao không anh Ngọc?
Có sao đâu, nói chung quảng bá ở bất cứ nơi đâu mà 🙂
HiHi. Mình đọc không thấy anh Ngọc quy định không được làm thế, nên mới để thế thôi. Nếu như không được thì mình sẽ ghi mỗi tên thôi. Và mình cũng trả lời theo đúng những gì mình biết chứ không có Spam mà.
bài khá dài nhưng lại rất có ích, mình đọc hết không bỏ sót đoạn nào, hy vọng sẽ nhận được chia sẻ nhiều hơn từ bạn. cảm ơn vì bài viết 🙂
@Max Trần
Rất vui khi bạn thích và… đọc hết bài viết.
Nội dung rất hữu ích, thank bác Ngọc chia sẻ !
P/S: Bài dài quá, kéo muốn hư chuột 😀
Tks Nguyễn Hoàng, dài là một trong những yếu tố giúp tăng thứ hạng khi làm SEO mà 🙂
Viết bài chuẩn SEO quan trọng nhất vẫn là tư duy, để hiểu được khách hàng đang muốn cái gì và mình phục vụ cái đó cho họ thì sẽ ok hết.
Mấy bước ko quan trọng, quan trọng chuẩn seo, nội dung tốt là okie
Chia ra các bước cho dễ theo dõi ấy mà bạn.