Tối ưu nội dung bài viết hay còn gọi là tạo giá trị cho nội dung với mục tiêu thu hút người đọc, tăng thứ hàng trên công cụ tìm kiếm và lưu lượng truy cập đến blog là điều tất cả những blogger, người tiếp thị nội dung đều mong muốn.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng việc này không dễ dàng.
Kỹ năng viết của tất cả chúng ta không giống nhau và mỗi người đều có một phong cách viết riêng. Nhưng tựu chung lại tất cả chúng ta đều muốn tạo ra một nội dung hấp dẫn có giá trị.
Thông thường quy trình xây dựng một bài viết mà Ngọc (hoặc bạn) hay áp dụng là:
- Tìm kiếm & nghiên cứu một chủ đề
- Xác định các từ khóa
- Chọn tiêu đề cho bài viết
- Phân nhóm nội dung
- Viết giới thiệu
- Viết thân bài
- Viết kết luận
Nhưng đây chỉ là các bước cơ bản, còn nếu muốn TỐI ƯU nội dung thì chúng ta cần làm theo 10 nguyên tắc dưới đây.
Hãy xem xét và áp dụng được càng nhiều càng tốt trong 10 yếu tố này khi viết bài, Ngọc tin chắc rằng nội dung bài viết của bạn sẽ dần được cải thiện.
1. Viết tiêu đề kích thích đọc giả của bạn
Hãy suy nghĩ về những nơi mà bạn sẽ “đẩy bài viết” đến để đọc giả tiếp cận. Nơi đó có thể là các mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, hay danh sách email mà bạn sẽ gửi cho họ…
Tiêu đề bài viết là yếu tố đầu tiên, đôi lúc là yếu tố quyết định để đọc giả của bạn có click hay không để đọc bài viết. Nếu bài viết của bạn có hay đến đâu, hữu ích đến đâu nhưng tiêu đề bài viết không làm cho đọc giả click vào thì cũng bằng 0.
Thói quen của phần lớn người đọc là lướt qua tiêu đề xem có liên quan đến vẫn đề của họ hay không và bản chất của tất cả chúng ta là tò mò. Vì thế hãy viết tiêu cho liên quan và kích thích sự tò mò 😉
Yếu tố # 1 là sự liên quan đến chủ đề đọc giả quan tâm và blog của bạn. Cho dù bạn viết gì đi nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là viết-cho-đọc-giả-của-bạn. Vì vậy câu hỏi đầu tiên bạn hãy tự hỏi mình khi xây dựng một tiêu là: Tiêu đề bài viết này có liên quan đến những gì đọc giả của tôi đang quan tâm?
Đừng bao giờ viết những tiêu đề “lãng xẹt” chẳng liên quan đến vấn đề mà đọc giả của bạn đang quan tâm. Vì mỗi blog là một chủ đề và mỗi một chủ đề đều hướng đến một nhóm đọc giả khác nhau.
Về cơ bản tiêu đề bài viết nên chứa những từ khóa liên-quan-đến-chủ-đề-blog-của-bạn chứ không phải chủ đề blog của người khác. OK?
Vì thế nếu bạn để ý các tiêu đề bài viết của Ngọc thường chứa những từ khóa như:
- Blog
- Hướng dẫn
- Kiếm tiền trên mạng
- Kiếm tiền từ blog
- Tiếp thị liên kết
Đây là những từ khóa mà Ngọc rất hay sử dụng trong tiêu đề bài viết để nhắm đến mục tiêu là sự quan tâm của đọc giả. Vì thế nếu tiêu đề có chứa sự quan tâm thì cơ hội họ click vào bài viết sẽ cao hơn.
Một sai lầm phổ biến: Bạn đang quên đi sự quan tâm của độc giả là gì? Đôi khi bạn giật tít tiêu đề bài viết theo ý thích của mình và nó không nằm trong sự quan tâm của họ. Nếu họ nhìn thấy một tiêu đề không liên quan đến lợi ích hay sự quan tâm của chính họ thì khả năng họ click vào để đọc bài viết là rất thấp.
Yếu tố # 2 là sự tò mò. Một tiêu đề gây sự tò mò cho đọc giả sẽ tăng khả năng kích thích họ click để xem chi tiết bài viết. Khi người đọc tìm kiếm một điều gì đó trên internet tức là họ đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề họ đang quan tâm, yếu tố tò mò là ranh giới giữa những gì họ biết và những điều họ muốn biết.
Tâm lý của độc giả khi nhìn vào một tiêu đề sẽ như sau:
Thấy từ khóa liên quan đến vấn đề của họ, tiêu đề nhìn thấy có vẻ thú vị (yếu tố gây sự tò mò) sau đó là không thể cưỡng lại và click để đọc bài viết.
Nếu bạn dẫn dắt được đọc giả của bạn theo các hành động như trên tức là bạn đã viết một tiêu đề tốt.
2. Đoạn mở đầu quyết định đến…
Hãy đặt mình vào vị trí của đọc giả để bạn viết đoạn mở đầu thật tốt. Bạn đã bao giờ đọc một bài viết mà mất 5 phút đầu tiên để đọc đi đọc lại đoạn-mở-đầu nhưng vẫn không hiểu tác giả muốn nói điều gì?
Thông thường khi gặp một bài viết như vậy Ngọc tin chắc bạn sẽ không tiếp tục “lăn chuột” để xuống phía dưới xem tác giả viết gì nữa.
Đoạn mở đầu nên cho đọc giả biết bạn sẽ viết gì trong cả bài, nhưng nó phải thật rõ ràng ngắn ngọn. Bạn phải viết để đọc giả đọc xong câu đầu tiên muốn đọc câu thứ 2. Đảm bảo rằng đọc giả hiểu được vấn đề và giúp họ tiếp tục có động lực để đọc tiếp phần bên dưới.
Kinh nghiệm khi viết đoạn mở đầu mỗi câu không nên quá dài hơn 1-2 giây để đọc. Nếu hơn như thế có thể bạn đã viết đoạn mở đầu chứa quá nhiều thông tin phức tạp hoặc định dạng văn bản chưa tốt.
3. Tối ưu nội dung bài viết bằng bố cục văn bản rõ ràng
Khi bạn sở hữu một blog, chắc chắn bạn sẽ có một lượng đọc giả trung thành. Họ đọc tất cả các bài viết của bạn.
Họ đọc từng câu, từng chữ vì họ đã trót 😛 yêu mến các bài viết mà bạn xuất bản. NHƯNG tỷ lệ độc giả này rất nhỏ, có thể chỉ chiếm 1-5%. Tuy nhiên bạn nên biết ơn họ, họ là những đọc giả tuyệt vời.
Nhưng còn 95-99% đọc giả còn lại?
Họ cũng rất quan trọng nhưng họ không có thời gian hoặc không quan tâm để đọc từng bài, từng phần của bạn. Nói cách khác họ chỉ lướt qua nó, trung bình họ chỉ đọc khoảng 20-28% của bài viết. Đó là sự thật, đôi lúc hơi đau lòng 🙁
Chính Ngọc cũng vậy, và có lẽ bạn cũng thế chúng ta thường lướt qua các bài viết vì thời gian còn lại chúng ta tập trung cho việc khác. Tuy nhiên chỉ cần đọc giả lướt qua cũng mừng lắm rồi, còn hơn họ không đọc gì cả đúng không?
Vì vậy khi viết nội dung bạn cần áp dụng 2 yếu tố sau đây:
Yếu tố # 1 tạo các tiêu đề phụ rõ ràng và hấp dẫn. Nếu một bài viết không có các tiêu đề phụ, cảm giác của người đọc sẽ thấy rất “ngán”. Tạo các tiêu đề phụ và phân cấp nó giúp bạn không bỏ lỡ những đọc giả có thói quen-lướt-qua-bài viết.
Khi đọc giả nhìn thấy các tiêu đề phụ họ sẽ hiểu ngay đoạn dưới đó viết gì và nếu nó là vấn đề quan tâm thì họ sẽ không bao giờ bỏ qua nó. Đây chính là cách giữ chân đọc giả để họ ở lại lâu hơn với bài viết của bạn.
Yếu tố # 2 đặt nội dung quan trọng vào trong các box. Tận dụng những định dạng văn bản nâng cao để gây sự chú ý của đọc giả với những nội dung bạn cần nhấn mạnh.
Ví dụ như thế này:
Thử tưởng tượng bạn đang đọc một bài viết và bất chợt thấy một đoạn nằm trong ô màu xanh như bên trên? Có lẽ bạn sẽ không nỡ bỏ qua nó phải không?
4. Tối ưu nội dung bài viết bằng hình ảnh
Nhớ! Bạn là blogger chứ không phải nhà văn và bạn đang viết blog chứ không phải viết tiểu thuyết.
Rất ít người đọc một bài dài dằng dặc toàn chữ là chữ. Ngán lắm! Không đọc nổi đâu!
Vì thế hãy cân bằng nội dung văn bản và hình ảnh. Tất nhiên nội dung chính vẫn là văn bản, những yếu tố phi văn bản như hình ảnh, các trích dẫn trong ngoặc kép, list liệt kê danh sách.. giúp minh họa tốt hơn cho văn bản của bạn.
Nếu để ý các bạn có thể thấy không bài viết nào mà Ngọc không sử dụng ít nhất một hình ảnh. Đặc biệt là các bài viết dài, nếu chỉ có chữ và chữ thì đọc mệt lắm.
Như bài viết này chẳng hạn, nếu không đưa hình ảnh vào chắc có lẽ bạn cũng đã chuyển qua Ngôi Sao chấm Net lâu rồi chứ không còn ở lại Ngọc Đến Rồi chấm Com tới giờ này nữa đúng không? 😛
Bạn cũng đừng quên tối ưu thẻ title và alt cho hình ảnh đính kèm trong bài viết.
Đừng bỏ lỡ bài viết: Sử dụng hình ảnh trên blog WordPress như thế nào cho hiệu quả?
5. Viết tốt hơn đối thủ của bạn
Khi bạn đang ngồi cặm cụi để viết một bài thì có thể bên cạnh nhà bạn cũng có một blogger đang hoặc đã từng viết về chủ đề đó rồi.
Do đó nếu hãy-nghiên-cứu-đối-thủ và viết khác đi, có thể vẫn là chủ đề đó nhưng bạn viết hay hơn, nhìn ở một góc độ khác hơn, hay đơn giản…viết chi tiết cụ thể hơn để cung cấp nhiều giá trị hơn cho đọc giả của bạn.
Bước 1: Nghiên cứu đối thủ. Hãy nghĩ về những từ khóa liên quan đến nội dung bài viết. Tìm kiếm trên Google và xem các kết quả đầu tiên.
Click vào các kết quả hàng đầu sau đó đọc, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của các bài viết rồi xây dựng nội dung cho chính bạn dựa trên những phát hiện đó.
Ví dụ Ngọc tìm thấy kết quả cho cụm từ khóa “Nguyên tắc tối ưu nội dung bài viết” đa phần tập trung về SEO, cách viết bài chuẩn SEO… Vì thế Ngọc quyết định viết bài này, một bài hướng dẫn chi tiết cách viết bài NHƯNG không tập trung về kỹ-thuật-SEO mà tập trung về 10 nguyên tắc tối-ưu-nội-dung bài viết.
Bước 2: Trả lời được 4 câu hỏi. Một khi bạn đã tìm ra được điểm yếu của đối thủ bạn cần phải so sánh nội dung bài viết của bạn với họ bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Bài viết của bạn có rõ ràng chi tiết hơn chưa?
- Bài viết của bạn có giải quyết được những điểm yếu mà đối thủ đã mắc phải?
- Bài viết của bạn được định dạng, bố cục tốt hơn đối thủ chưa?
- Bài viết của bạn giải quyết vấn đề cho đọc giả tốt hơn đối thủ chưa?
Nếu đáp ứng được 4 câu hỏi này tức là bài viết của bạn đã tốt hơn đối thủ.
6. Kiểm tra lại nội dung trước khi nhấn nút xuất bản
Một bài viết được chăm chút là một bài viết không vội vàng xuất bản khi còn xuất hiện quá nhiều lỗi về ngữ pháp, chính tả, định dạng… Đừng vội vàng xuất bản bài viết khi chưa kiểm tra thật kỹ.
WordPress cung cấp cho bạn chức năng Preview do đó hãy đọc và kiểm tra thật kỹ. Bạn cũng có thể copy bài viết đưa vào các trình soạn thảo văn bản như Microsoft Word, sau đó sử dụng chức năng kiểm tra chính tả, ngữ pháp để tìm thấy những sai sót.
7. Làm cho nội dung liền mạch, không bị ngắt quãng
Đã bao giờ bạn có cảm giác như bị hút vào nội dung của một bài báo chưa? Bạn đọc từ đoạn này sang đoạn khác và đọc hết bài báo lúc nào không hay.
Là người viết nội dung bạn nên tạo ra cảm giác này cho đọc giả. Cách tốt nhất để tạo ra nội dung liền mạch là bạn nên phân nhóm bài viết và từ từ trả lời các câu hỏi mà đọc giả đang thắc mắc.
Ví dụ bạn đang viết bài với nội dung: Hướng dẫn tạo blog WordPress
Phân đoạn bài viết nên như sau:
- WordPress là gì?
- Lý do tại sao nên dùng WordPress
- Cách cài đặt WordPress
- Hướng dẫn sử dụng WordPress
- …
Đây là cách làm cho đọc giả đi theo trình tự nội dung bài viết và làm cho bài viết “chảy” một cách liền mạch. Đừng bao giờ viết một đoạn làm cho đọc giả phải ngưng lại và tự hỏi: “Vì sao tôi lại đang đọc điều này?”
8. Bạn đã trả lời được tất cả các câu hỏi của người đọc?
Khi viết nội dung bạn cần phải biết vấn đề của người đọc là gì và bạn có giải quyết hết các vấn đề đó trong bài viết chưa?
Hãy liệt kê ra các câu hỏi, Ví dụ vẫn với nội dung Hướng dẫn tạo blog WordPress người đọc có thể sẽ đặt ra những câu hỏi như sau:
- Làm sao để mua một tên miền?
- Vì sao WordPress lại là lựa chọn tốt nhất để xây dựng blog?
- Nên chọn hosting nào tốt nhất cho WordPress?
- Cách cài đặt WordPress trên hosting?
- Cách sử dụng WordPress?
- …
Có thể trong một bài viết bạn cũng không cần trả lời hết các câu hỏi, nhưng cần cung cấp các nguồn lực để trả lời được các câu hỏi trên. Bằng cách chỏ link sang các bài viết liên quan… hoặc đôi khi là một lời giải thích ngắn ngọn cho câu hỏi đó.
9. Cung cấp các nguồn lực tốt nhất
Trong một bài viết rất khó cung cấp hết tất cả các thông tin, trừ khi bài viết của bạn lên đến 10.000 từ. Rất khó để viết một bài như vậy và thường đọc giả sẽ không có thời gian để đọc hết những bài viết quá dài. Trừ khi đó là tiểu thuyết 😀
Cách tốt nhất là liên kết đến các nguồn lực bổ sung.
Nếu bạn để ý sẽ thấy trong các bài viết Ngọc rất hay đặt link tham khảo. Các link này có thể liên kết đến bài viết trước đó, hoặc liên kết sang những blog khác.
Để làm tốt điều này, trước khi xuất bản bài viết bạn hãy đóng vai là đọc giả. Đọc bài viết của chính mình và tự tìm ra những nguồn lực còn thiếu, sau đó đặt liên kết bổ sung.
10. Kết luận để tóm ý và làm cho nội dung bài viết rõ ràng hơn.
Ngọc thường hay viết đoạn kết luận trong hầu hết các bài viết. Đoạn kết luận như một điểm chốt giúp làm rõ những nội dung chính trong bài viết.
Trong phần kết luận Ngọc khuyên bạn nên tổng hợp những điểm chính mà đọc giả đã nhận được trong bài viết và đề nghị họ áp dụng những kiến thức bạn cung cấp.
Ví dụ trong bài viết Dành 2 giờ để kiếm $80 một ngày với Affiliate, tại sao không? Ngọc cung cấp một kết luận sau đó kêu gọi một hành động từ đọc giả.
Hình trên Ngọc đã viết một kết luận với mục đích tóm tắt lại bài viết sau đó khuyến khích đọc giả áp dụng thêm các phương pháp thử nghiệm khác.
Sau đó kêu gọi một hành động để đọc giả đăng ký email nhận bài viết mới.
Lời kết
Tạo ra nội dung tốt đã khó việc tối ưu nội dung bài viết còn khó hơn nhiều lần.
Tuy nhiên khi viết nội dung bạn nên chăm sóc nó thật kỹ nếu muốn lấy được sự tin tưởng, quan tâm từ đọc giả. Hãy áp dụng càng nhiều càng tốt 10 nguyên tắc mà Ngọc đã liệt kê trên đây. Tuy nhiên bạn cũng có thể tạo thêm các nguyên tắc của riêng mình và áp dụng chúng đều đặn mỗi khi viết bài.
Bạn có nghĩ là Ngọc đã thiếu một hay nhiều nguyên tắc nào đó để tối ưu nội dung bài viết? Hãy để lại bình luận ở bên dưới, Ngọc luôn luôn muốn nhận được những phản hồi, đóng góp từ bạn.
xin chào mọi người tôi mới làm ws tôi đang kẹt ở hai điểm này, xin được mọi người tư vấn với nhé
Từ khóa tập trung không xuất hiện trong đoạn đầu tiên của bản sao. Đảm bảo chủ đề rõ ràng ngay lập tức.
Renovations (1)
Không có liên kết ngoài nào xuất hiện trong trang này, hãy cân nhắc thêm một số liên kết bên ngoài
Bạn nên viết thế nào để từ khoá chính cần SEO xuất hiện trong đoạn đầu tiên của bài viết nhé (tốt nhất là nên ở 150 từ đầu tiên nằm trong đoạn đầu tiên.) Thêm ít nhất 1 link trỏ ra ngoài (external link) vào trong bài viết giống như kiểu dẫn đến nguồn khác vậy bạn.
wow, anh ngoc noi dung e coi nhieu web, blog thay toan chuan SEO nhieu khi cung khong hieu chuan SEO la sao. Doc bai nay moi thay viet blog cung lam cong phu. Nhieu khi minh biet van de, hieu van de, nhung de truyen dat lai van de sao cho hieu qua va khong hieu sai y cua minh thi lai la van de khac. Nao gio toan doc sach, doc bao, doc van chu chua bao gio nghi se viet ca nen coi bo hoi kho ah.
Uhm nhiều khi họ viết theo kiểu phức tạp hoá vấn đề lên ấy mà, anh muốn làm cho SEO nhẹ nhàng hơn một chút :))