Bài viết được đóng góp bởi cộng tác viên Nguyễn Quang Tiến, bạn cũng có thể đăng bài viết lên Ngọc Đến Rồi chấm Com bất cứ lúc nào.
Email tên miền riêng là những email có dạng contact@ngocdenroi.com, contact@toiblogging.com …. Việc sở hữu một email tên miền riêng cho blog thực sự rất quan trọng, đặc biệt là đối với các bạn muốn làm tiếp thị liên kết.
Chính xác là như vậy. Nếu sử dụng các email @gmail.com, @yahoo.com…. bạn sẽ bị giới hạn số lượng email được gửi mỗi ngày. Điều này quả là không tốt cho công việc của bạn. Bên cạnh đó, email tên miền riêng đem lại sự chuyên nghiệp, tin tưởng và có ấn tượng cao với độc giả.
Nếu bạn chưa biết cách tạo một email tên miền cho riêng mình thì bài viết này là dành cho bạn.
Trong một bài viết gần đây anh Ngọc cũng đã hướng dẫn các bạn tạo email tên miền riêng với Google Apps, tuy nhiên sau 30 ngày dùng thử miễn phí thì bạn sẽ phải thanh toán cho Google khoảng $3/tháng để tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách tạo email tên miền riêng hoan toàn miễn phí với Zoho Mail, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản ngân sách đáng kể.
Zoho là gì ? Tại sao lại lựa chọn Zoho ?
Zoho hay nói chính xác là Zoho Mail là dịch vụ giúp bạn email theo tên miền hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng. Zoho có giao diện đăng kí và sử dụng khá trực quan, giúp các bạn dễ dàng thực hiện các thao tác cơ bản.
Với tài khoản miễn phí, bạn được hỗ trợ 1 domain, 25 user và 5 GB lưu trữ mailbox. Nếu bạn có nhu cầu cao hơn thì có thể nâng cấp lên tài khoản trả phí để được nhiều sự hỗ trợ hơn
Các bước tạo email tên miền riêng với Zoho Mail
Bước 1 : Đăng kí tài khoản Zoho
Đầu tiên, hãy truy cập vào trang đăng kí tại đây
Nhấn SIGN UP để bắt đầu đăng kí
Hoàn thành các thông tin cần thiết
Nếu các thông tin bạn nhập đúng với yêu cầu thì sẽ nhận được trang chào mừng. Nhấn Setup “domain.com
Bước 2 : Xác nhận tên miền
Ở bước này, bạn sẽ hoàn thành một số thao tác mà Zoho yêu cầu để chứng thực là tên miền bạn nhập vào là tên miền của bạn.
Lựa chọn nhà cung cấp tên miền của bạn nếu nằm trong danh sách Zoho hỗ trợ và làm theo các bước hướng dẫn đơn giản tiếp theo là xong.
Nếu nhà cung cấp của bạn không nằm trong danh sách này thì chọn Others
Chúng ta có 3 cách để xác nhận tên miền là
- CNAME Method : Xác nhận bằng CNAME
- TXT Method : Xác nhận bằng TXT
- HTML Method : Xác nhận bằng HTML
Trong bài viết này, chúng ta sẽ sử dụng cách đầu tiên, xác nhận bằng CNAME. Để tiến hành, hãy đăng nhập vào trang quản lý DNS của tên miền. Tạo một CNAME với nội dung như Zoho yêu cầu
Sau khi hoàn thành, nhấn Verify by CNAME để Zoho xác nhận cho bạn
Bước 3 : Thiết lập tài khoản
Nếu thành công, bạn sẽ được chuyển sang bước tiếp theo. Tại đây, hãy nhập tên tài khoản mà bạn muốn tạo. Ví dụ conact@ngocdenroi.com,….. Sau đó nhấn Create Account
Tại trang tiếp theo, nếu chưa muốn tạo thêm user hãy nhấn Skip
Cũng có thể nhấn Skip để bỏ qua
Bước 4 : Cấu hình nhận Email
Ở bước này, chúng ta sẽ cấu hình DNS theo yêu cầu của Zoho để có thể nhận Email gửi đến.
Quay trở lại trang quản lý DNS tên miền, tạo thêm 2 record MX có nội dung như Zoho yêu cầu
Quay trở lại Zoho, nhấn Next để tiếp tục
Tạo link đăng nhập dễ nhớ
Zoho Mail hỗ trợ Custom Login URL để bạn đăng nhập và kiểm tra mail dễ dàng hơn.
Vẫn trong trang quản lý DNS, hãy tạo thêm record CNAME có tên là mail
và trỏ đến business.zoho.com
là bạn có thể sử dụng đường dẫn mail.domain.com
để đăng nhập.
Ok, từ bây giờ bạn sẽ nhập vào trình duyệt địa chỉ như thế này để truy cập mail nhé: mail.ngocdenroi.com
Cấu hình SPF và DKIM
Nếu muốn email gửi đi không bị chuyển vào Spam, bạn cần cấu hình thêm SPF và DKIM cho tên miền. Mặc dù không nằm trong các bước cài đặt nhưng Zoho Mail rất khuyến khích toàn bộ người dùng cấu hình thêm record SPF và DKIM và chắc chắn bạn cũng không muốn email của mình khi gửi đi bị chui vào mục Spam phải không.
Cấu hình SPF
Trong trang cấu hình DNS bạn hãy thêm một record TXT với Name @
và Value là v=spf1 include:zcsend.net ~all
Cấu hình DKIM
Bạn tạo thêm một record TXT nữa, với Name là 3434._domainkey
và Value là k=rsa; p=MIGfMA0GCSqGSIb3DQE
Đợi một lúc cho tên miền update xong toàn bộ record, bạn nhấn nút Next để đến bước tiếp theo.
Ở bước tiếp theo, Email Migration, Zoho sẽ giúp chúng ta chuyển dữ liệu từ nhà cung cấp cũ sang Zoho. Bạn có thể nhấn Skip để bỏ qua nếu không muốn.
Nhấn Next
Nhấn Skip để bỏ qua
Đến đây, xin chúc mừng, bạn đã tạo email tên miền thành công với Zoho. Nhấn Proceed to Access ZohoMail để vào trang quản lý Email
Giao diện trang quản lý Email
Lời kết :
Trên đây là một số bước cơ bản để giúp các bạn tạo email tên miền riêng với Zoho. Bạn đã thành công chưa? Bạn đang sử dụng dịch vụ nào để tạo email tên miền riêng? Nếu vướng mắc, đừng ngại ngần, hãy để lại comment để được mọi người giúp đỡ.
Chúc bạn thành công.
Mình đã sử dụng mail tên miền với zoho nói chung là còn một số hạn chế về mặt giao diện, cũng như lọc và tìm kiếm email. Nhưng với một gói email free như vậy cũng k pải tồi.
Hiện tại mình đang dùng gói email Google apps bản free chạy trên nền tảng gmail, phải nói là rất tuyệt.
Rất cám ơn về chia sẻ kinh nghiệm của bạn