Học gì? Làm gì để không bị AI thay thế (Có 3 +1 lựa chọn để đảm bảo tương lai của bạn)

học gì làm gì để không bị AI thay thế

Mình đã 40 tuổi.

Đã làm việc toàn thời gian trên internet được 9 năm.

Đã bắt đầu sử dung AI (trí tuệ nhân tạo) vào công việc được hơn 1 năm.

Và thật sự Ngọc cũng rất lo lắng về tương lai công việc của chính mình.

Thú thật công việc của mình chủ yếu là viết lách, mà AI thì giờ viết giỏi lắm. Nên mình sợ sẽ bị AI thay thế!

Và đây không phải nỗi sợ của riêng mình. Mình sợ luôn rằng con gái của mình sau 10 năm nữa cũng có thể bị AI thay thế.

Bởi rất lo lắng cho tương lai của con nên mình luôn tự tìm câu trả lời cho câu hỏi:

Nên học gì? Làm công việc, ngành nghề gì để không bị AI thay thế?

Đến thời điểm hiện tại mình cũng chưa có được câu trả lời chính xác lắm, tuy nhiên với những trải nghiệm thì mình tin sẽ có 3 +1 lựa chọn như sau:

1. Học & làm những thứ AI không thể làm được

AI sẽ không thể leo lên mái nhà để chống thấm.

AI cũng không thể vào toilet nhà bạn để sửa bồn cầu.

AI cũng không thể vào bếp để nấu cho bạn một món ăn ngon đầy cảm xúc.

Học những kỹ năng nghề nghiệp mà đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay.

Học những ngành nghề cần ứng dụng tư duy cảm xúc vào sản phẩm/ dịch vụ.

Đây sẽ là lựa chọn để bạn sẽ không bao giờ bị AI thay thế. AI sẽ rất giỏi trong công việc tổng hợp dữ liệu, phân tích số liệu. Nhưng AI không thể đưa cảm xúc vào những dữ liệu/ sản phẩm/ dịch vụ!

Tóm lại nếu bạn đã từng dùng AI thì bạn sẽ thấy nó cực giỏi trong công việc lặp đi lặp lại hoặc dựa trên quy trình. Nhưng nó không thể bước ra ngoài đời để sửa máy ô tô, thực hiện dịch vụ tư vấn, tương tác trực tiếp & cần sự thấu cảm giữa con người với con người.

Vì thế nếu bạn có một sở thích cụ thể nào đó như làm bánh, nấu ăn, thích giao tiếp – thuyết phục, thích giúp đỡ người khác vượt qua khủng hoảng tâm lý… hãy học & tìm những ngành nghề như vậy để theo đuổi.

Những công việc liên quan đến con người sẽ là lựa chọn tốt. Ví dụ:

  • Giáo dục và đào tạo: Mặc dù AI có thể hỗ trợ, nhưng giáo viên và những người hướng dẫn vẫn cần sự tương tác và trí tuệ cảm xúc để hiểu và thúc đẩy sự phát triển của học viên.
  • Y tế, chăm sóc sức khỏe: Bác sĩ, điều dưỡng, nhà tâm lý học, và các chuyên gia y tế khác không chỉ dựa vào kiến thức mà còn cần trí tuệ cảm xúc để chăm sóc và giao tiếp với bệnh nhân.
  • Quản lý dự án, quản lý con người: Các nhà lãnh đạo cần khả năng điều phối, lãnh đạo đội ngũ và đưa ra những quyết định chiến lược, điều mà AI gần như không làm được
  • Giao tiếp, thương lượng: Những kỹ năng này rất khó để AI bắt chước một cách tự nhiên và hiệu quả. Các ngành nghề như tư vấn, quan hệ công chúng, và đàm phán thương mại đòi hỏi khả năng tương tác giữa con người với nhau.

Mình tin AI hiện có phần đang bị thổi phồng quá đáng, do đó ai ai cũng muốn học, muốn làm gì đó liên quan đến AI. Nhưng đây lại là cơ hội cho bạn, đơn giản bạn chỉ cần đặt câu hỏi: AI không thể làm được những việc gì?

Sau đó chú tâm học & tham gia vào những ngành nghề đó!

2. Học & làm những thứ AI làm được… nhưng không hoàn hảo

Nhiều người cho rằng nghề lập trình viên sẽ không còn hot như cách đây 5 năm nữa, và rất nhiều coder sẽ bị sa thải trong vòng 5 năm tới đây. Vì AI có thể viết code, lập trình như một lập trình viên chuyên nghiệp.

Thậm chí Microsoft còn đang muốn thay thế lập trình viên bằng AI.

Nhưng sự thật là AI có thể thay thế hoàn toàn lập trình viên không?

Lập trình viên có thể đối mặt với một số thay đổi khi AI ngày càng tiến bộ, nhưng không dễ bị thay thế hoàn toàn. AI có khả năng tự động hóa một số tác vụ lập trình đơn giản, viết mã cơ bản hoặc thực hiện các công việc lặp đi lặp lại, nhưng lập trình viên vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phần mềm phức tạp, quản lý các dự án công nghệ lớn và đưa ra các quyết định chiến lược về kiến trúc hệ thống.

Do đó chú tâm học những kỹ năng phân tích và tư duy hệ thống là một lựa chọn. Ví dụ:

  • Khoa học dữ liệu và phân tích: Mặc dù AI có thể tự động hóa phân tích dữ liệu, nhưng việc hiểu biết và diễn giải dữ liệu ở mức cao cấp, đồng thời đưa ra quyết định dựa trên bối cảnh rộng hơn vẫn cần kỹ năng con người.
  • Nghiên cứu, phát triển: Các nhà khoa học, kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến (như công nghệ sinh học, năng lượng sạch) sẽ tiếp tục có nhu cầu lớn.

Thay vì chú tâm trở thành một lập trình viên đơn thuần thì có thể học kiến thức về kiến trúc hệ thống và DevOps:

  • Kiến trúc hệ thống (System Architecture) đòi hỏi tư duy toàn cảnh, quản lý nhiều hệ thống phức tạp, không dễ tự động hóa.
  • DevOps và kỹ năng tự động hóa hệ thống, quản lý CI/CD pipeline, triển khai và giám sát ứng dụng trên cloud (AWS, Azure, Google Cloud) sẽ tăng giá trị cho lập trình viên trong việc duy trì và phát triển hạ tầng công nghệ.

3. Học & làm những thứ giúp bạn… kiểm soát AI

Thay vì sợ AI thay thế tại sao chúng ta không học cách kiểm soát AI? Học cách khiến AI phục vụ cho chính mình?

Cũng giống như khi internet mới ra đời, nhiều ngành nghề, công việc đã bị mai một. Nhưng ngược lại chúng ta lại có thêm nhiều công việc khác. Hoặc những công việc cũ được nâng lên một tầm cao mới.

Ví dụ, nhà văn thế hệ cũ đã chuyển đổi sang làm nhà văn kỹ thuật số.

Thuê mặt bằng kinh doanh đã được thay thế bằng kinh doanh online, thương mại điện tử.

Viết nhật ký trên cuốn sổ rồi cho vào tủ khoá lại đã được thay thế bằng công việc viết blog toàn thời gian, kiếm tiền bằng nghề viết lách (có sự hỗ trợ từ AI).

Nếu bạn thành thạo các kỹ năng sử dụng AI, biết cách ra lệnh cho AI viết bài, viết quảng cáo, sáng tạo nội dung… bạn sẽ là một nhân viên được săn đón hiện nay & trong vòng 5-10 năm nữa.

Thậm chí bạn sẽ có thể trở thành người dạy những người khác cách sử dụng AI.

Tạo ra AI & kiểm soát cách nó hoạt động thì sao? Đây cũng là một lựa chọn rất tốt cho bạn. Ví dụ:

  • Trở thành lập trình: Phát triển AI, lập trình và tạo ra các hệ thống công nghệ mới là lĩnh vực mà nhu cầu sẽ tiếp tục tăng, vì AI vẫn cần được con người xây dựng và giám sát.
  • Học sâu về AI và Machine Learning (ML):  AI & ML đang trở thành xu hướng. Hiểu về cách thức hoạt động của AI, học cách phát triển các thuật toán, và ứng dụng AI vào các dự án sẽ giúp lập trình viên giữ vững vị trí của mình.
  • Kiến thức về dữ liệu lớn (Big Data): Lập trình viên có thể học các công cụ và nền tảng liên quan đến phân tích và quản lý dữ liệu lớn như Hadoop, Spark, và các cơ sở dữ liệu phân tán (NoSQL). Kỹ năng phân tích và làm việc với dữ liệu sẽ là lợi thế khi AI ngày càng phụ thuộc vào việc xử lý dữ liệu lớn.
  • An ninh mạng: Với sự phát triển của công nghệ AI, an ninh mạng sẽ càng quan trọng. Công việc bảo vệ thông tin và hệ thống sẽ khó bị thay thế.

Tóm lại, để không bị AI thay thế trong 5 đến 10 năm tới bạn sẽ có thể trở thành 3 kiểu người như sau:

  1. Trở thành thợ sở ống nước, thợ làm bánh, đầu bếp nấu ăn… tất cả những gì cần động tay, động chân vào để tạo nên sản phẩm/ dịch vụ
  2. Trở thành người có trí tuệ cảm xúc cao (emotional intelligence quotient – EQ). AI, robot, internet càng phát triển bao nhiêu thì con người càng khát khao sự thấu cảm bấy nhiêu.
  3. Trở thành người tạo ra, huấn luyện, ra lệnh cho AI thực hiện các công việc nhằm nâng cao hiệu suất ở mọi ngành nghề (tức bạn có thể dạy 2 nhóm người ở trên dùng AI)

Trên đây là 3 lựa chọn cần học, cần làm để không bị AI thay thế. Nhưng còn có 1 lựa chọn cuối cùng mà cả 3 nhóm người trên cần học, cần làm mà Ngọc muốn chia sẻ với bạn đó là:

4. Học kỹ năng quản lý tài chính & đầu tư

Có khi nào bạn tự hỏi: Bạn bỏ thời gian 16 năm để đi học & sau đó đi làm để làm gì?

Có thể có rất nhiều lý do khác, nhưng một điều không thể phủ nhận & lảng tránh đó là: Để kiếm tiền, duy trì cuộc sống & mong cầu hạnh phúc!

Và sẽ có người nói rằng: Tiền không phải là tất cả, tiền không mang lại hạnh phúc!

Nhưng thực tế, tiền có thể mang đến nhiều lựa chọn cho bạn. Và bạn có cơ hội chọn điều gì khiến bạn & gia đình có thể hạnh phúc nhất!

Do đó dù làm ngành nghề công việc gì thì mình tin có một kỹ năng cần học & thực hành sớm đó là: Quản lý tài chính cá nhân & đầu tư!

Ai cũng đang đánh đổi thời gian sức lao động của mình để kiếm tiền, nhưng không phải ai cũng có thể biết cách bảo toàn giá trị sức mua của đồng tiền.

Và càng có rất ít người biết cách khiến cho tiền có thể tạo thêm ra tiền (hoặc ít nhất là chống lại lạm phát 5% mỗi năm)

Để đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời bạn không còn phải học, làm việc vì tiền nữa thì lúc đó bạn sẽ không còn lo lắng về việc bị AI thay thế. Và chỉ có tư duy tài chính & đầu tư mới có thể giúp bạn đạt được điều đó!

3.3 4 votes
Đánh giá bài viết

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Ngọc một ly cà phê nhé!

Bạn thích nội dung này?

Ngọc thường xuyên gửi những thông tin như thế này cho bạn qua email mỗi tuần. Hơn 5000+ người đang nhận thông tin! (Mỗi tuần chỉ 2 email - Không SPAM)

Bạn cũng sẽ thích:

Theo dõi
Thông báo qua email khi
guest

9 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Thịnh
Khách
1 tháng trước

Chào mừng A Ngọc đã quay trở lại sau hơn 9 tháng vắng bóng nhá. Chúc a một năm 2024 tràn đầy may mắn và hạnh phúc. Trông chờ nhiều bài chia sẻ từ anh

Tuấn Kỷ Nguyên
Khách
1 tháng trước

AI là một trí tuệ thông minh. Nhìn rộng ra thì nó cũng do con người phát triển: tivi, xe máy, smartphone,… nhưng điều khiển cũng là con người. Nhờ có AI hoặc các thiết bị thông minh giúp con người sống khỏe hơn. Dù nó phát triển thế nào thì con ng vẫn có cách “trị” được nó. Em không quan tâm lắm!

LỘC NGUYỄN
Khách
1 tháng trước

Cảm ơn anh Ngọc. Lâu rồi mới thấy anh quay lại 🙂

Hậu
Hậu
Khách
1 tháng trước

Vâng anh. Trở thành 1 Ai đó khác so với bây giờ là cách phù hợp nhất để không bị AI thay thế anh Ngọc ạ.

Hoa Nguyen
Khách
1 tháng trước

“Hãy luyện skillset, thay vì toolset.” Em theo tư duy này anh à. Toolset thì giờ có nhiều công cụ, AI cũng là một loại công cụ 🙂

9
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận!x

Tải miễn phí E-book

Bí mật giúp bạn xây dựng cỗ máy ATM tại nhà.