Ngọc muốn bắt đầu bài viết này với một tấm ảnh. Hãy nhìn lên tấm ảnh bên trên, nếu thật sự bạn làm được như cô bé đó thì mới đúng là chia sẻ, còn không thì bạn đang cho thuê hoặc bán để lấy tiền. Có câu nói “cuộc đời đâu có ai cho không ai cái gì!”
Trước đây thời cha chú, ông bà chúng ta coi việc sở hữu một căn nhà, chiếc xe hay các vật dụng giá trị nào đó như cách bảo đảm sự thành đạt và một cuộc sống hạnh phúc, thì bây giờ chúng ta, thế hệ con cháu chúng ta nữa lại không lệ thuộc vào những quy ước đó. Với một thế giới phẳng hơn, kết nối hơn, ngày càng cởi và mở hơn thì chúng ta lại thích cách ít tốn kém hơn đó là đi thuê thay vì sở hữu.
Nền kinh tế chia sẻ
Từ năm 2014 đến nay cụm từ “Nền kinh tế chia sẻ” (sharing economy) trở nên phổ biến và được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt từ khi ứng dụng gọi taxi (Uber) hay dịch vụ đặt phòng trực tuyến (Airbnb) ra đời. Hay gần đây nhất là ở Việt Nam chúng ta có Ahamove (ứng dụng gọi xe tải nhẹ, xe ba gác để vận chuyển hàng hóa), rồi dịch vụ giúp việc nhà như Taske, Viecnha… Tất cả những ứng dụng, dịch vụ này đều đang núp dưới cái “bóng” được gọi là nền kinh tế chia sẻ.
Có thật sự là chia sẻ?
Không bàn đến sự thuận tiện của nó, chỉ xét trên khía cạnh đây thật sự có phải là sự chia sẻ hay không? Theo Ngọc thì việc trao đổi giữa công việc và tiền lương không liên quan gì đến sự chia sẻ cả. Tất cả những công ty đang sở hữu ứng ụng như Uber, Airbnb, Ahamove, Taske, Viecnha… đang dùng từ “chia sẻ” như một công cụ PR chứ không hề mô tả đúng mô hình kinh doanh một cách thông thường.
Thử xem nhé bây giờ bạn có 1 chiếc xe ô tô, hay 1 chiếc xe ba gác sau đó bạn “dí” nó vào Uber hoặc Ahamove để chạy kiếm thêm thu nhập hàng tháng. Vậy bạn đang chia sẻ điều gì? Dạo qua một vòng các diễn đàn trên internet Ngọc nhận thấy khá nhiều câu hỏi đại loại như: “Em có 400 triệu, có nên mua xe innova để chạy Uber không?” “Chạy Uber thu nhập 1 tháng bao nhiêu?”… Hay bạn thử truy cập vào Airbnb xem có cái nhà nào post lên mà không đính kèm giá không? Vào Viecnha search thử có cô, chị nào đến giúp việc cho bạn 1 buổi sáng mà ghi là free không? Đảm bảo là không. Nếu có, gửi Ngọc đường link vào bên dưới mục commnet, thề có wordpress mai Ngọc xóa blog này liền 🙂
Như vậy tất cả đều đang cho thuê hoặc bán một thứ gì đó để lấy tiền, đơn giản hình thức này là kinh doanh theo kiểu ngang hàng (peer-to-peer). Và Uber, Airbnb, Ahamove, Viecnha… là dịch vụ trung gian kết nối người có nguồn lực với người có nhu cầu, họ cũng chẳng miễn phí cho bạn vì bạn vẫn phải trả tiền cho người cung cấp dịch vụ. Tất nhiên sau mỗi thương vụ họ đều đang có hưởng % dịch vụ. Đúng là chẳng có gì là chia sẻ, là miễn phí!
Vậy chúng ta nên gọi kiểu kinh doanh này là gì?
Theo cá nhân Ngọc trong tương rất gần đây thôi kiểu kinh doanh ngang hàng sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống của tất cả chúng ta, cách chúng ta sử dụng dịch vụ từ một căn nhà, chiếc xe hay cả cái… máy giặt. Thuê nhà thì là Airbnb, xe ô tô thì Uber, Lyft, SideCar… xe đạp thì đã có Liquid, những vật dụng dùng trong gia đình như máy quay phim, dụng cụ nhà bếp hoặc các nhạc cụ thì có SnapGoods. Đi chơi không ai chăm sóc…chó thì có DogVacay, ngay cả vay tiền cần gì đến ngân hàng vì đã có Lending Club. Và tất cả đều đang là cho bạn thuê, chẳng có gì là chia sẻ cả!
Vậy nếu không phải nền kinh tế chia sẻ thì phải gọi là gì cho chính xác? Nền kinh tế cho thuê (rental economy)? Hay nền kinh tế theo yêu cầu (on-demand economy) sẽ phù hợp nhất và đúng nhất với kiểu kinh doanh đang sống dưới vỏ bọc “chia sẻ”?
Thanks bạn, Hoàn toàn đồng ý với bạn. Nhưng phải nói bọn nó giỏi nhỉ. Quan trọng là nó phát hiện ra được vấn đề rồi tìm cách giải quyết rồi lượm tiền đúng không?
Vâng, ý tưởng kinh doanh của họ rất là hay. Điều quan trọng để làm nên thành công chính là ý tưởng, họ đã có một ý tưởng rất hay và họ đã thành công. hihi
Ý tưởng hay, độc đáo là một yếu tố tiên quyết trong việc thành công. Nhưng phải nói bọn tây nó nghĩ ra nhiều ý tưởng độc đáo đúng không bạn. Với lại họ thường rất kiên trì “bám đuổi” ý tưởng của chính mình nữa!
Cám ơn bạn!
Vâng ạ.
Em cũng thấy vậy. Mang tiếng là “chia sẻ”, “tạo điều kiện thuận lợi cho người cần và người có” nhưng thực chất họ cũng ăn hoa hồng thôi. Nó chẳng qua chỉ là trung gian, và cả hai đều mất tiền còn nó thì ngồi không hưởng lợi. Nhưng cũng nói lại thì nó cũng tốt. Nếu không có những dịch vụ như thế thì mấy ông taxi có thể ế hơn (em nói là có thể thôi nhé), những khách hàng đang đứng trên đoạn đường vắng thì đi bộ. Tuy nó cũng tốt nhưng dùng từ “chia sẻ” để PR thì thấy nó hoàn toàn không hợp lý một tí tẹo nào.