90% người mới làm SEO sẽ quên điều này – Đó là lý do họ thất bại! Bạn có thuộc nhóm đó?

tỷ lệ thoát trang

Mặc dù tôi không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực SEO, nhưng với khởi đầu là một người chuyên viết content (nói thẳng ra là làm báo cho một vài tờ báo như hoa học trò,…) tôi nhận ra rằng có rất nhiều bạn đang làm SEO quên đi một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Yếu tố này không chỉ tác động tới khả năng lên TOP của website mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới lưu lượng truy cập người dùng (Traffic)…

Đó chính là: Tỷ lệ thoát trang

Tại sao bạn lại thấy nhiều người luôn nói rằng “Content is King” (nội dung là VUA) thì đây chính là câu trả lời mà tôi muốn bạn hiểu. Đa phần chúng ta chỉ tập trung vào việc bắn cho thật nhiều backlink về trang đích cần SEO mà quên đi rằng chất lượng của trang cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

tỷ lệ thoát trang

Tại sao lại là tỷ lệ thoát trang?

Khi Google mới được biết đến, việc SEO một trang web hoặc một từ khóa nào đó rất đơn giản, chỉ cần bạn khai báo cho Google biết điều bạn đang nói tới thông qua các từ khóa là bạn đã có thể lên top và chiếm trọn thị trường. Thế nhưng, với sự phát triển ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng cũng ngày càng tăng cao, Google bắt đầu đưa ra rất nhiều những thuật toán mới. Cái mà tôi muốn nhắc tới tất cả các bạn đó chính là tư duy của một người làm SEO.

Để tôi giải thích rõ hơn cho bạn về điều này.

Giai đoạn nguyên thủy:

Google phân tích website của bạn, để xem độ liên quan giữa nội dung với từ khóa người dùng tìm kiếm. Càng nhiều từ khóa bạn nhồi vào nội dung, thứ hạng của bạn lại càng tăng cao.

Điều này dẫn đến tình trạng hàng tá các” ông thánh” khi biết được điều này liền cố gắng nhồi cho thật nhiều từ khóa vào bài viết, dẫn đến chất lượng nội dung giảm xuống một cách rõ rệt. Người dùng phàn nàn và Google quyết định áp dụng các thuật toán.

Giai đoạn cận đại:

Google bắt các website tuân thủ những thuật toán riêng khiến cho các anh em trong nhà SEO bắt đầu tìm cách Offpage sao cho thật TỰ NHIÊN để đánh lừa Google, thế nhưng, càng cố gắng làm như vậy Google lại càng nhận về nhiều lời phàn nàn của người dùng khi họ không tìm được những nội dung chất lượng.

Mâu thuẫn ngày một tăng cao, Google ngày càng ra nhiều thuật toán và trong tương lai chắc chắn sẽ đến thời điểm mà người dùng sẽ được đặt lên hàng đầu.

Giai đoạn hiện đại: (bây giờ)

Google xem xét cả hành vi mà người dùng thể hiện trên trang web chứ không còn phụ thuộc quá nhiều vào chất lượng backlink hay cách offpage của các website như trước nữa. Và dĩ nhiên khi nói về hành vi người dùng trên website, ta sẽ lại quay về một vài chỉ số khá quan trọng.

  1. Số lượt truy cập website: Là số người tìm đến trang web của bạn thông qua những phương thức khác nhau.
  2. Thời gian trên mỗi phiên: Là thời gian người dùng đọc trang và tìm kiếm các thông tin trên trang bằng cách nhấp qua lại giữa các liên kết
  3. Tỉ lệ thoát trang: Là tỉ lệ người dùng từ khi click vào link trên kết quả tìm kiếm cho đến khi họ nhấp vào ô “X” để thoát khỏi trang.
nguon traffic den website
Nguồn traffic đến website

Hiện nay, hầu hết mọi người đều chỉ chú ý tới việc tăng thật nhiều số lượt người truy cập vào website mà quên đi hai yếu tố then chốt còn lại. Vì nếu như giả sử có 1000 người click vào website của bạn mà ngay lập tức họ thoát ra thì điều đó sẽ đồng nghĩa với việc nội dung trên website đó là không phù hợp với mong muốn của người dùng.

Google sẽ đánh tụt thứ hạng từ khóa mà website của bạn đang đứng TOP để gợi ý cho người dùng những kết quả khác có ý nghĩa hơn.

Nói đến đây thì có lẽ bạn đã hiểu được lý do tại sao tỉ lệ thoát trang lại quan trọng rồi đúng không.

Để các bạn nắm bắt tốt hơn ý tưởng này, tôi sẽ cung cấp cho bạn một danh sách những phương pháp bạn nên áp dụng để giúp tăng thêm tỷ lệ ở lại trang của bạn.

1. Cẩn thận với những trang Zombie Page

Zombie Page là những trang có ít hoặc không mang lại bất cứ một giá trị nào cho người dùng, rất nhiều bạn mắc phải một sai lầm khi tạo dựng content đó là quá chú trọng vào việc xây dựng nội dung chỉ nói về bản thân mình, đặc biệt là những blog cá nhân, các Authority site.

Những trang này thông thường là các Category (chuyên mục) hoặc các Label (thẻ), trang tìm kiếm trong website (khi người dùng tìm gì đó trong khung tìm kiếm trên website của bạn, trang này sẽ hiện lên), các trang có nội dung trùng lặp, các trang bán sản phẩm mà chưa bao giờ có người ngó tới,…

Theo mình cách tốt nhất là bạn nên sử dụng file robot.txt để chặn việc khai báo các trang này với Google.

Bên cạnh đó, những bài viết đã lỗi thời hoặc bị bỏ ngỏ trong một thời gian dài cũng có khả năng trở thành một Zombie Page.

Bạn cứ thử hình dung một người vào tìm “Em gái xinh xắn đáng yêu” mà trang của bạn lại cho ra những kết quả các “em gái” từ thời 7x 8x thì chắc chắc tỷ lệ thoát trang sẽ là vô cùng lớn.

2. Sửa lại các lỗi SEO Onpage

Lỗi thường gặp nhất chính là 404. Đây là lỗi mà bài viết của bạn vì một lí do gì đó đã không còn ở trên website nữa dẫn đến đường link trở nên vô giá trị, khi khách truy cập vào website sẽ chẳng thấy một nội dung nào trên trang cả. Cách tốt nhất để bạn kiểm tra lỗi này chính là sử dụng những công cụ chuyên dụng như Semrush.

Bên cạnh đó, cách bạn tối ưu tốt các tiêu chuẩn SEO Onpage cũng phần nào giúp cho từ khóa của bạn được đánh giá cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Chính vì vậy, hãy để ý tới một vài vấn đề cụ thể như:

  • Sự trùng lặp trong tiêu đề và thẻ mô tả
  • Lỗi hình ảnh thiếu thẻ Alt
  • Cách đặt tên URL không thân thiện
  • Vấn đề 301, 302

Để tránh cho việc loãng bài viết và để phục vụ tốt hơn cho những bạn có nhu cầu tìm hiểu về SEO Onpage, mình sẽ viết một bài chi tiết về vấn đề này trong thời gian tới.

3. Nội dung

Có lẽ đây sẽ là bài ca muôn thuở đối với bất cứ một người làm SEO nào, một nội dung chất lượng là một bài viết không quá lan man, bao hàm đầy đủ thông tin mà người dùng muốn tìm kiếm và giúp họ trả lời trực tiếp được cho câu hỏi của mình.

Trong phần này tôi chỉ có một lời khuyên duy nhất đối với các bạn đó là phần mở đầu cho website (hay còn gọi là intro bài viết).

Rõ ràng là nếu như bạn mở đầu một bài viết với chủ đề “khóa học thư pháp việt” mà cách hành văn kiểu như:

“Thư pháp là một trong những bộ môn nghệ thuật đã xuất hiện từ rất lâu đời, có vị trí, vai trò vô cùng quan trong đối với đời sống của từng dân tộc, bla bla bla” thì rất có thể người dùng sẽ thoát trang ngay khi đọc được những từ đầu tiên.

Sẽ tốt hơn nếu bạn mở đầu một bài viết theo kiểu gần gũi, hướng đến người dùng, và kích thích họ xem thêm những nội dung ở phần sau kiểu như:

“Mở rộng các mối quan hệ, kiếm thêm thật nhiều tiền, tu thân rèn tính ngày một tốt hơn… Đó chỉ là một vài lợi ích nhỏ của việc học thư pháp”

Bạn thấy sự khác biệt rồi chứ?

4. Khả năng load trang

Bạn biết điều gì không? Trong việc nghiên cứu trên 1 triệu website, người ta nhận thấy rằng những website nào có tốc độ tải trang trên 5 giây có thể sẽ mất tới 80% người dùng.

Về cơ bản, người dùng thường muốn nhìn thấy tất cả các nội dung trên trang web của bạn ngay khi họ click vào đường link dẫn trên trang kết quả tìm kiếm, việc họ phải đợi cho một vài hình ảnh hiện lên cũng khiến cho mong muốn “té ra khỏi đây” càng tăng lên trong tâm trí của họ.

Vậy thì làm thế nào để bạn cải thiện được tốc độ load trang:

  • Giảm kích thước hình ảnh
  • Xóa bớt các đoạn mã (code) không cần thiết, hoặc thu gọn lại cho hiệu quả
  • Xóa bỏ mã Java hoặc khung iframe
  • Đầu tư một gói hosting ổn định hơn

5. Trải nghiệm người dùng.

Phần lớn những người làm SEO quên đi yếu tố trải nghiệm người dùng, bạn nên nhớ rằng một website xấu tệ xấu hại sẽ là một điểm trừ về yếu tố phong thủy trong “ngôi nhà” mà bạn đang muốn truyền thông.

Những điều mà bạn nên lưu ý ở đây đó là:

  • Website của bạn có phiên bản di động hay không
  • Các mục menu, bố cục trên trang, màu sắc có hài hòa?
  • Trang của bạn có âm thanh không (tốt nhất là không nên có, vì đa phần những điều bạn thích nghe thì không chắc người khác đã thích).
kiem tra website than thien voi thiet bi di dong
Kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động bằng công cụ Mobile Friendly Test

Ôi! Giữ chân người dùng thật là khó quá phải không?

Tôi hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ không chỉ dừng lại ở việc tham khảo cho vui, tôi muốn các bạn hãy áp dụng những khía cạnh mà tôi đã đề cập tới trong bài viết lên chính website của mình.

Tôi biết rằng đối với nhiều bạn, cảm giác lười biếng và khó chịu sẽ xuất hiện trong thời điểm này, thế nhưng để thành công các bạn phải luôn luôn tự hoàn thiện bản thân. Bạn biết đó, trong khi bạn đang đọc đến những dòng này, tôi tin chắc rằng các đối thủ của bạn cũng đang bắt đầu hành động và làm theo nó rồi.

Vậy thì bạn còn chờ gì nữa?

Bài viết được được đóng góp bởi tác giả Thanh Phong, chủ nhân blog chia sẻ về nghệ thuật thư pháp tại www.thuphapthanhphong.com.  Bạn cũng có thể xem cách đăng bài viết tại đây!

5 1 vote
Đánh giá bài viết

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Ngọc một ly cà phê nhé!

Bạn thích nội dung này?

Ngọc thường xuyên gửi những thông tin như thế này cho bạn qua email mỗi tuần. Hơn 5000+ người đang nhận thông tin! (Mỗi tuần chỉ 2 email - Không SPAM)

Bạn cũng sẽ thích:

Theo dõi
Thông báo qua email khi
guest

6 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Thắng
Thắng
Khách
5 năm trước

Cảm ơn anh Ngọc về những bài viết có tâm của anh!

Trung
Trung
Khách
5 năm trước

Tuyệt quá

thinh
thinh
Khách
5 năm trước

cái này cũng hên xui thôi ha a, chủ yếu người vào tìm đọc hay người vào list phá thôi.

Phong Lưu
Phong Lưu
Khách
5 năm trước

Hôm nay mới nhận được mail gửi link clip: SEO Onpage: 20 cách SEO Onpage hiệu quả của Trịnh Thanh Bùi, nay được đọc thêm bài viết của Ngọc nữa. Thật tốt quá.

Cảm ơn Ngọc về bài viết chi tiết.

Chúc bạn vui khỏe, thành đạt và đón chờ bài viết mới từ ngocdenroi.

BKV PLUS
BKV PLUS
Khách
5 năm trước

Một góp ý hữu ích dành cho anh Ngọc đó là, các đoạn văn chứa liên kết hiện anh đang sử dụng màu gần giống với màu nội dung bài viết, em thỉnh thoáng hay click nhầm vào các liên kết đó. Sao anh ko chuyển sang 1 màu khác cho dễ nhìn hơn, chẳng hạn như màu xanh nước biển.. anh để màu đó người khác sẽ khó biết lắm.

6
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận!x

Tải miễn phí E-book

Bí mật giúp bạn xây dựng cỗ máy ATM tại nhà.